Sinh viên Nhật Bản hoang mang trước nạn quấy rối nơi công sở

Tại Nhật Bản, vấn nạn lạm dụng tình dụng nơi công sở đang là điều khiến cho nhiều sinh viên mới ra trường gặp nhiều lo lắng.

Sinh viên Nhật Bản mới ra trường đeo khẩu trang tham dự một hội chợ việc làm ở quận Minato, thành phố Tokyo vào ngày 1 tháng 3 vừa qua. Ảnh: KYODO

“Ở trong công ty, đã là đồng nghiệp thì phải kết hôn với nhau. Nếu không có bạn trai ở cùng chỗ làm thì thế nào em cũng bị cho ra rìa,” là một lời khuyên mà Sophia - một nữ sinh viên 23 tuổi mới tốt nghiệp, nhận được.

Như một thông lệ, khi mới ra trường, sinh viên tại các trường đại học tại Nhật Bản thường có xu hướng liên lạc với những đàn anh khóa trên hiện đang làm việc tại các công ty để tham khảo ý kiến. Những cuộc gặp gỡ như vậy thường diễn ra tại các quán bar hoặc nhà hàng.

Nữ sinh viên kể trên đã phải trải qua những tình huống tương tự trong một buổi gặp mặt với nhà tuyển dụng tại nơi từng tiếp nhận cô thực tập.

Đối với cô gái này, tất cả những buổi gặp mặt như vậy luôn thực sự mệt mỏi, trong khi chưa chắc cô đã tìm được việc.

Cô cho biết những cuộc nói chuyện ngoài giờ làm cũng giống như những bài thi đầu vào của các nhà tuyển dụng lớn. Trong các cuộc gặp như vậy, ứng viên thường bị đặt những câu hỏi rất riêng tư.

Thêm vào đó, mặc dù trang phục của cô không hề vi phạm bất cứ quy định nào, nhưng nhiều nhà tuyển dụng vẫn phàn nàn rằng tại sao cô lại mặc quần bò đi phỏng vấn thay vì váy.

“Tôi đã nghĩ rằng nếu như mình không trả lời thì sẽ rất khó có cơ hội để xin được việc. Thế là đành phải cố sống cố chết để làm vừa lòng họ,” cô nói, bộc lộ sự bất lực của mình.

Mỗi lần như vậy cô thường trả lời hời hợt, mong cho khoảng thời gian khó chịu mau chóng qua đi. Giờ đây những gì cô gái này còn nhớ được trong những cuộc gặp mặt đó chỉ là sự khó chịu.

Vào tháng 6 tới, khi luật lao động Nhật Bản được chỉnh sửa bắt đầu có hiệu lực, các công ty sẽ phải đưa những hoạt động như tư vấn và tổ chức những buổi luyện tập phòng chống lạm dụng nơi công sở. Thêm vào đó, những báo cáo về vấn đề lạm dụng sẽ phải được xem xét và trình lên chính quyền để có thể có những hành động kịp thời.

Trong số 110 công ty tham gia vào một cuộc khảo sát của báo Kyodo News, chỉ có 67.3% công ty đang thực hiện các biện pháp bảo vệ các ứng cử viên là sinh viên mới tốt nghiệp đại học.

Trong khi đó, 13.6% công ty tuyên tố rằng họ đang lên kế hoạch cho những chính sách bảo vệ, và còn lại là những công ty không có dự định thực hiện những quy trình trên.

Những thay đổi lớn mà các công ty đang áp dụng để phòng chống nạn lạm dụng nơi công sở là yêu cầu các cuộc phỏng vấn được tổ chức tại công ty, và không cho phép sử dụng đồ uống có cồn trong các buổi gặp mặt. Một số công ty cũng đã cho phép ứng viên thực hiện phỏng vấn với những người có cùng giới tính.

Ngoài ra, những tờ hướng dẫn những hành vi phù hợp dành cho quá trình tuyển dụng, cũng như những dấu hiệu của các hành động lạm dụng.

Đã có hơn 110 phản ánh về tình trạng lạm dụng trong quá trình tuyển dụng được gửi tới Voice Up Japan - một nhóm xã hội hoạt động nhằm cải thiện chất lượng bình đẳng giới ở các công sở của Nhật Bản

Một nữ sinh viên đã thú nhận rằng một trong những nhà tuyển dụng phỏng vấn cô đã có hành vi sờ soạng vào đùi của mình, Voice Up Japan chia sẻ những thông tin của mình.

Trong trường hợp khác, một nữ sinh viên cũng đã bị quấy rối tình dục trong một buổi gặp mặt tại nhà hàng. Một nhân viên đến từ công ty tuyển dụng đã liếm vào tay cô gái khi cô vừa quay trở lại bàn từ nhà vệ sinh. Theo như bản báo cáo, không có ai lên tiếng bênh vực nữ sinh viên này, thậm chí họ còn cười ồ lên hưởng ứng.

Theo Voice Up Japan, những nam sinh viên cũng chịu tình cảnh tương tự. Một sinh viên đã phản ánh rằng anh đã bị cấp trên buộc quan hệ tình dụng mới có thể nhận việc tại công ty.

“Tồn tại một tư duy cho rằng việc cười trước những hiện tượng như thế là biểu hiện của sự trưởng thành, cũng vì vậy mà không có nhiều người lên tiếng trước những hành động này,” Chisato Yamashita - thành viên của Voice Up Japan và là tân sinh viên của đại học International Christian University tại Tokyo cho hay.

“Họ phải thay đổi tư duy của nhân viên, và điều đó rất quan trọng để hỗ trợ việc bình đẳng giới,” Yamashita nói.

Bắc Hiệp

Theo Japan Times

Nguồn Ngày Nay: http://ngaynay.vn/the-gioi/sinh-vien-nhat-ban-hoang-mang-truoc-nan-quay-roi-noi-cong-so-173030.html