Số hóa trong Giáo dục: Không chỉ trong bài giảng, mà phải làm toàn diện

So với các ngành khác, được thừa hưởng rất nhiều nhiều thành quả công nghệ. Tuy nhiên, bởi nhiều lý do, lộ trình số hóa giáo dục vẫn còn vấp phải nhiều trở ngại và chưa được triển khai toàn diện.

Trời tây đã tiên phong

Tại các quốc gia phương Tây, công nghệ đã được ứng dụng từ lâu trong giáo dục. Sự ra đời và phổ biến của Email, điện toán đám mây, bài giảng số, công nghệ thực tế ảo,... đã thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy và học.

Đồng thời "Computer Science" - Khoa học máy tính cũng đã trở thành một môn học chính thức. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được tiếp xúc và học cách để ứng dụng máy tính để nghiên cứu tư liệu, chuẩn bị bài học hay thực hiện các dự án nhóm, tạo nền tảng cho sự thích nghi dễ dàng với sự thay đổi của công nghệ và tăng thêm sức mạnh học tập.

Nhờ đó, kiến thức không còn cố định trong những con chữ và hình ảnh trắng đen nhàm chán mà được truyền tải một cách sinh động hơn, thú vị hơn.

Một ví dụ sinh động từ đại học Purdue University, Indiana, Mỹ, học sinh hiện nay toàn toàn có thể học về Bắc Cực bằng cách theo dõi những cuộc thám hiểm từ các nhà khoa học, đọc các báo cáo trên blog của họ, xem hình ảnh, gửi câu hỏi thông qua email, hoặc thậm chí còn đối thoại trực tiếp trong hội nghị ảo thông qua Internet.

Việt Nam đang dần thay đổi

Cuộc cách mạng 4.0 buộc các quốc gia vốn theo phương pháp giáo dục truyền thống như Việt Nam buộc phải chọn giữa hai con đường: bước vào “cuộc chơi” hoặc tụt lại phía sau. Do đó, để đáp lại chủ trương số hóa giáo dục của bộ, nhiều trường học ở Việt Nam đã bắt đầu ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập như số hóa sách giáo khoa, mở thư viện số, nối mạng và trang bị màn hình phục vụ giảng dạy, sử dụng phần mềm đa phương tiện…

Tuy nhiên, sự thay đổi này vẫn còn hạn chế khi gặp giới hạn về kinh phí để thực hiện cũng như giáo viên cần thời gian để thích ứng với sự thay đổi mang tính cách mạng này. Ví dụ thư viện số đã có nhưng lại thiếu tài liệu, nối mạng nhưng thiếu kinh phí trang bị màn hình. Điều thay đổi rõ ràng nhất là việc chuyển từ bảng xanh phấn trắng sang dạng trình chiếu với các ứng dụng đa phương tiện như Microsoft Power Point; Violet; Lecture Maker.

Dù còn hạn chế trên góc nhìn tổng quan nhưng ứng dụng công nghệ cao trong giảng dạy vẫn không ngừng được thí điểm tại nhiều trường học để phát huy khả năng học tập tối đa của học sinh. Nổi bật nhất phải kể đến hệ thống iTO - hệ thống bổ trợ tiếng Anh trực tuyến được phát triển bởi iSMART.

Hệ thống tự học trực tuyến iSMART

Hệ thống tự học trực tuyến iSMART

Khi công nghệ giúp tối đa hóa hiệu quả học tập

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu việc truyền tải kiến thức chỉ gói gọn trong bảng xanh chữ trắng, không sớm thì muộn cũng sẽ làm mất đi hứng thú học tập của học sinh, nhất là khi các em đã quen tiếp xúc với các thiết bị công nghệ cao.

iTO sẽ thay đổi điều này bằng cách đem những kiến thức, bài giảng lên trên nền tảng Website. Điều này nhằm giảm thiếu một số hạn chế của não bộ - "cố tình" quên đi những điều mà chúng ta "không yêu thích". Với iTO, các em hoàn toàn có thể tiếp cận, ôn bài, cũng như học lại dù đang ở bất cứ đâu.

Chưa dừng lại ở đó, để phù hợp với sở thích của con trẻ, những bài giảng, kiến thức có phần cứng nhắn còn được khoác lên lớp áo sinh động, thú vị thông qua những trò chơi, những câu đố xuyên suốt chương trình học. Chình vì thế, tri thức sẽ được các em tiếp thu một cách chủ động hơn, và tự nguyện hơn, hiệu quả học tập cũng cao hơn.

Hơn thế nữa, iTO còn thay đổi giao thức kết nối giữa giáo viên và học sinh. Trong các chương trình học chính quy, mối liên hệ giữa phụ huynh và giáo viên thường không được chặt chẽ. Cơ hội gặp gỡ để đối thoại trực tiếp chỉ là hai buổi họp phụ huynh hàng năm.

Với iTO, mối liên hệ giữa phụ huynh và giáo viên chặt chẽ hơn bao giờ hết. Phụ huynh hoàn toàn có thể đăng nhập để theo dõi những nội dung Toán và Khoa học mà con được học hàng tuần, cũng như xem xét những kiến nghị từ phía giáo viên để đồng hành và hỗ trợ con, cũng như kết hợp với giáo viên để tìm ra giải pháp giáo dục phù hợp nhất.

Hệ thống iTO là thành quả sau nhiều năm nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ trong giáo dục tại các quốc gia phát triển được tiến hành bởi iSMART - Chương trình học tiếng Anh thông qua môn Toán và Khoa học. Trong thời gian thí điểm, hệ thống iTO đã đạt được nhiều thành công vượt mong đợi. Điều này đã chứng minh tính phù hợp và hiệu quả để ứng dụng iTO tại Việt Nam.

Kểt

Trong thời đại thế giới phẳng khi mọi người đều có thể tiếp cận nguồn tri thức khổng lồ của nhân loại, thì điều làm nên sự khác biệt giữa các trường là sự sáng tạo trong phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ. Do đó, mỗi ứng dụng số hóa như iPO là một bước tiến quan trọng để nâng tầm giáo dục và chất lượng học sinh.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/so-hoa-trong-giao-duc-khong-chi-trong-bai-giang-ma-phai-lam-toan-dien-4049700-q.html