Số phận thật tên lửa bắn về phía Nga bị giấu kín

Theo chuyên gia Alexei Leonkov của Tạp chí Arsenal Otechestvo, rất có thể số phận thật của quả tên lửa AMRAAM bắn về phía Nga hôm 7/8 sẽ bị NATO giấu kín.

Hãng Sputnik dẫn phân tích của Alexei Leonkov cho biết, các chuyên gia châu Âu có thể không tiết lộ cụ thể thông tin về vị trí rơi của tên lửa để che giấu bí mật quân sự. Bởi nếu công bố những mảnh vỡ có thể khiến tiết lộ những thông tin còn bí mật của tên lửa AIM-120 AMRAAM, loại tên lửa hiện được cho là vũ khí chủ lực của các máy bay của châu Âu và Mỹ, ví dụ như F-22.

Tiêm kích Typhoon.

Tiêm kích Typhoon.

Đặc biệt, chuyên gia Alexei Leonkov cho rằng, cả EU và Mỹ nhiều khả năng đều muốn lẩn tránh vấn đề này, bởi tên lửa đã hoạt động một cách khác thường trên máy bay Eurofighter và không thể rõ được khả năng nó có thể hoạt động trên những máy bay khác, đặc biệt là tiêm kích F-22 của Mỹ.

Nhận định của vị chuyên gia này được xem là có cơ sở bởi Mỹ vừa tích hợp thành công tên lửa AIM-120 lên tiêm kích tàng hình F-22 không lâu trong khi dòng tên lửa này lại liên tiếp phát sinh sự cố - những vấn đề có thể khiến chiến đấu cơ chỉ sở hữu cơ hội đánh trúng mục tiêu với tỉ lệ 50%.

Đây là thừa nhận được trang Southfront dẫn nguồn từ Không quân Mỹ cho biết hồi tháng 6/2018 khi một chiếc tiêm kích F/A-18E phóng liên tiếp 2 quả tên lửa AIM-120 mới đánh trúng một mục tiêu cỗ lỗ tại Syria. Sau vụ tấn công, một cựu phi công Mỹ từng nhiều năm lái tiêm kích F-16 khẳng định, tỷ lệ thành công khi tấn công mục tiêu của tên lửa AIM-120 không vượt quá 50%.

Viết về dòng tên lửa tối tân này, trang Airfore Technology cho biết, AIM-120 được trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy kết hợp với vây lái ở mũi mang lại khả năng cơ động cao trong phạm vi hẹp.

Phiên bản mới được trang bị cảm biến hồng ngoại tiên tiến với góc nhìn lên đến 90 độ. Cảm biến mới tương thích với hệ thống nhắm mục tiêu trên mũ bay phi công cho phép khóa mục tiêu bằng mắt nhìn.

Một trong những tính năng "đỉnh" của AIM-120 là khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng nên phù hợp với các tiêm kích tàng hình có khoang vũ khí bên trong thân.

Ngoài ra, cảm biến mới còn có tính năng cho phép phi công chỉ tập trung vào một mục tiêu duy nhất nên hiệu suất chiến đấu rất cao, do đó, mục tiêu rất khó trốn thoát nếu bị tên lửa tấn công. AIM-120 là tên lửa không đối không tầm ngắn chủ lực của Không quân Mỹ và các nước trong khối quân sự NATO.

Tính cơ động và cảm biến tiên tiến của AIM-120 được giới quân sự thế giới đánh giá là một trong những tên lửa không đối không mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, thực tế đã không như Mỹ tuyên bố khi dòng tên lửa này tấn công mục tiêu ở Syria và mất hút sát biên giới Nga.

Đan Nguyên

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/so-phan-that-ten-lua-ban-ve-phia-nga-bi-giau-kin-3363965/