Sốc: Syria dùng tên lửa Nga đánh chặn cuộc tấn công của Israel

Bộ Quốc phòng Nga cho biết mới đây, các chiến đấu cơ F-16 của Không quân Israel đã tiến hành phóng tên lửa tấn công Syria từ Lebanon.

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, 6 chiếc máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Israel đã tiến hành tấn công Syria bằng tên lửa dẫn đường từ khu vực không phận của Lebanon nhắm vào khu vực Homs của Syria.

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, 6 chiếc máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Israel đã tiến hành tấn công Syria bằng tên lửa dẫn đường từ khu vực không phận của Lebanon nhắm vào khu vực Homs của Syria.

Đón nhận cuộc không kích này, Syria đã tổ chức đánh chặn rất tốt với các hệ thống phòng không tên lửa của mình do Nga sản xuất là Buk-M2E và Pantsir-S1, triệt hạ 10 trên 12 tên lửa nhắm đến. Tuy nhiên, không may đã có một binh sĩ Syria bị thương trong cuộc tấn công này của Israel.

"Vào ngày 24 tháng 11, từ 02:28 đến 02:38, sáu máy bay chiến đấu chiến thuật F-16 của Không quân Israel đã thực hiện một cuộc tấn công với mười hai tên lửa dẫn đường từ không phận Lebanon nhằm vào các mục tiêu ở tỉnh Homs của Syria", theo ông Vadim Kulit, Phó giám đốc Trung tâm hòa giải các bên đối địch của Nga ở Syria cho biết.

Ông nói thêm: “Hậu quả của cuộc không kích của Israel đã gây ra thiệt hại rất nhỏ về vật chất và một quân nhân Syria bị thương”.

Nhưng ngoài cuộc không kích này, đã có 2 binh sĩ Syria đã bị thương trong một cuộc bắn tỉa của những kẻ khủng bố Fatirah nhằm vào các vị trí lực lượng chính phủ bên ngoài Mallajah và trong cuộc nã pháo tại đây, ông chia sẻ thêm ngoài lề.

Quay lại cuộc không kích lần này, đây đã là lần thứ 4 Israel tiến hành tấn công nhắm vào Syria trong tháng 11 này, và từ năm 2011 – nay, Israel cũng từng tiến hành nhiều cuộc tấn công nhắm vào quốc gia láng giềng này.

Và cuộc tấn công lần này bằng một cuộc không kích, Israel đã sử dụng các tiêm kích tối tân F-16 do hãng hàng không Lockheed Martin sản xuất.

Lockheed Martin F-16 Fighting Falcon là một dòng tiêm kích đa năng thuộc biên chế của Không quân Mỹ, đều là các chiến đấu cơ tối tân của Mỹ.

Các chiến đấu cơ tối tân này có thể đạt tốc độ lên tới Mach 2.05, cùng với đó là hỏa lực mạnh mẽ của chúng bao gồm tới 7,7 tấn vũ khí, đa dạng các loại tên lửa và bom thông minh.

Với vũ trang đa nhiệm mà các F-16 mang theo, chúng được đánh giá là có thể tạo nên những cuộc oanh kích mang độ tàn phá “kinh hoàng”. Song, khi đối mặt với lớp phòng thủ của Syria thì có lẽ là “chưa đủ tốt”.

Hệ thống phòng thủ của Syria sử dụng để chống lại đợt công kích vừa rồi bởi các F-16 Israel đều là những hệ thống phòng không tên lửa tối tân của Nga, đều là các “cơn ác mộng” của tiêm kích Mỹ.

Đầu tiên, chúng ta có sự xuất hiện của Buk-M2E, đây là một hệ thống SAM tầm trung của Quân đội Nga, là một biến thể hiện đại hóa của nền tảng phòng không Buk-M2.

Các Buk-M2E có hiệu NATO là SA-17 Grizzly, đây là một hệ thống tổ hợp tên lửa phòng thủ tầm trung (ADMC) đầy uy lực của Nga.

Hệ thống này mang khả năng rất lớn, có thể triển khai cho đa dạng các nhiệm vụ với khả năng cơ động cao hơn so với các phiên bản cũ, và tấn công đồng thời tới 24 mục tiêu.

Về sự cơ động, hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2E này mang tốc độ tối đa lên tới 65km/h, bền bỉ hoạt động với phạm vi tới 500km mà không cần tiếp nhiên liệu, một nền tảng phòng thủ cực kỳ cơ động và bền bỉ.

Và khi triển khai hệ thống Buk-M2E này, chỉ cần mất 5 phút cho sự chuẩn bị và tiến hành phóng tên lửa để đánh chặn sự công kích từ đối thủ. Nó có thể tiêu diệt các mục tiêu tên lửa trong vòng 20km, độ cao 100m.

Ngoài ra, không chỉ riêng Buk-M2E, Syria còn tiến hành sử dụng một nền tảng phòng thủ tối tân khác là Pantsir-S cũng do Nga sản xuất.

Về hệ thống này, Pantsir-S1 là một hệ thống tên lửa phòng không kết hợp pháo phòng không tự hành thuộc biên chế Quân đội Nga, là một trong những nền tảng phòng thủ được tin tưởng nhất trên thế giới của Nga.

Hiệu NATO của nền tảng phòng thủ Pantsir-S1 này là SA-22 Greyhound, đây là một vũ khí phòng không tự hành tối tân của Nga, tiêu diệu tốt các mục tiêu trong tầm gần đến tầm trung.

Tên lửa được phóng từ hệ thống phòng không Pantsir-S1 này có tầm bắn tối đa lên tới 20km với trần bay là 15.000m, đặc biệt là ngay cả khi hệ thống này đang di chuyển, nó vẫn có thể thực hiện phóng chính xác.

Ngoài ra, kết hợp với các pháo phòng không tự động được trang bị đi kèm với hệ thống tên lửa, các Pantsir-S1 có thể vừa di chuyển vừa làm công tác đánh chặn cực kỳ hiệu quả, không bỏ sót một mục tiêu nào.

Qua các thông tin chúng ta biết về nền tảng phòng thủ mà Syria sử dụng, có thể thấy rằng, với nền tảng phòng thủ rất chắc chắn của mình, không có gì ngạc nhiên khi Israel tiến hành không kích vào Syria nhưng không thể gây thiệt hại nào đáng kể, vì đã có Buk-M2E và Pantsir-S1 đóng vai trò là “lá chắn” của Syria.

Hình ảnh Syria đáp trả cuộc không kích từ Israel bằng nền tảng phòng không chắc chắn của mình. Nguồn: Ruptly.

Minh Hoàng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/soc-syria-dung-ten-lua-nga-danh-chan-cuoc-tan-cong-cua-israel-1627963.html