Soi khoang lái tiện nghi hai trực thăng Nga ở Hà Nội

Tập đoàn Trực thăng Nga - Russian Helicopter đã hào phóng mời các phóng viên có mặt tại Sân bay Gia Lâm ngồi thử vào bên trong khoang lái của hai chiếc trực thăng hiện đại tham gia hành trình bay biểu diễn ở các nước Đông Nam Á lần này.

Một trong hai chiếc trực thăng tiên tiến được Tập đoàn Trực thăng Nga - Russian Helicopter mang tới Hà Nội tuần vừa rồi là mẫu trực thăng thương mại đa dụng Ansat.

Đây là loại trực thăng cỡ nhỏ, có khả năng tùy biến nhiều kiểu cấu hình khác nhau phục vụ cho hoạt động chở khách hoặc cứu hộ cứu nạn,...

Trực thăng Ansat được Russian Helicopter mang tới Hà Nội là phiên bản sử dụng cấu hình trực thăng cứu hộ với cáng cứu thương và các thiết bị phục vụ, theo dõi sự sống cho bệnh nhân.

Trực thăng có kích thước khá nhỏ nên phần khoang lái được bố trí một cách tối ưu nhất để tận dụng tối đa không gian bên trong, đặc biệt là với thể hình cao to lực lượng của các phi công trực thăng Nga. Bản thân PV Kiến Thức cũng khá rất vất vả mới ra vào được bên trong khoang lái của trực thăng Ansat.

Khoang lái của trực thăng Ansat có phần khá đơn giản với vị trí của lái chính và lái phụ là giống nhau hoàn toàn và được tối giản hết mức.

Hai màn hình hiển thị trung tâm được sử dụng để hiển thị bản đồ số vệ tinh trong khi các đồng hồ cơ học vẫn được sử dụng để hiển thị các thông số cơ bản của máy bay.

Ngoại trừ việc ra vào trực thăng khá khó khăn, cảm giác ngồi bên trong Ansat lại rất rộng rãi và thoải mái với góc nhìn rộng, tầm nhìn của phi công rất thoáng.

Bảng điều khiển chính giữa và cần lái công suất của trực thăng Ansat được đặt ở bên tay phải.

Bảng đồng hồ cơ học của Ansat bao gồm các thông số như độ cao, độ cân bằng, lực kéo, góc nghiêng của trực thăng,...

Điểm đặc biệt đó là trực thăng Ansat được trang bị hệ thống điều hòa nhiệt độ. Ảnh: Bên dưới bảng điều khiển của trực thăng là khe quạt gió điều hòa nhiệt độ.

Thu hút được nhiều sự chú ý hơn cả trong buổi trình diễn của Russian Helicopter tại sân bay Gia Lâm chiều 16/11 đó là trực thăng Mi-171A2.

Mi-171A2 có khoang lái được cải tiến sâu với thiết kế cabin kính, cho phép phi hành đoàn giảm xuống chỉ còn hai người.

Phi công Mi-171A2 khẳng định dù số lượng thành viên phi hành đoàn giảm xuống chỉ còn hai người nhưng các thao tác điều khiển cũng không còn nhiều, gần như được tự động hóa hoàn toàn và phi công rất "nhàn". Ảnh: Khoang lái của Mi-171A2.

Điểm đặc biệt đó là dù có khoang lái cực kỳ hiện đại nhưng Mi-171A2 lại dường như không có trang bị điều hòa nhiệt độ mà thay vào đó là hai chiếc quạt con cóc.

Không có bất cứ một đồng hồ hiển thị cơ học nào trong khoang lái kính hiện đại của Mi-171A2.

Cận cảnh quạt con cóc trên Mi-171A2, ở giữa hai quạt con cóc là hai cần dừng động cơ khẩn cấp tương ứng với hai động cơ của Mi-171A2.

Đại diện của Russian Helicopter khẳng định, Mi-171A2 có khả năng bay ổn định ngay cả trong trường hợp một động cơ ngừng hoạt động - tất nhiên là khi đó công suất tải của Mi-171A2 sẽ giảm xuống một nửa.

Cận cảnh hệ thống điều khiển trung tâm của Mi-171A2 với các nút chức năng điều khiển phức tạp hơn nhiều so với chiếc Ansat.

Vị trí ngồi của phi công có duy nhất một đồng hồ cơ học đó là đồng hồ hiển thị.. giờ.

So với Ansat, Mi-171A2 có trang bị thêm một... kính chiếu hậu ở hai vị trí ngồi của phi công.

Kính chiếu hậu được thiết kế với gương cầu lồi, cho phi công tầm nhìn bao quát dọc thân trực thăng, bao gồm cửa hông và hệ thống tời kéo cứu hộ.

Mời độc giả xem Video: Màn trình diễn của trực thăng Ansat tại Sân bay Trực thăng Gia Lâm, Hà Nội.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/soi-khoang-lai-tien-nghi-hai-truc-thang-nga-o-ha-noi-1146690.html