'Soi' nghệ thuật đầu tư của tỷ phú Monish Pabrai

Bằng những trải nghiệm và kế thừa từ các nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, Charlie Munger và cha của ông là Om Pabrai, Monish Pabrai đã thành công vì áp dụng triết lý này.

(Tiếp theo kỳ trước)

Warren Buffett, Charlie Munger, người Patel hay Monish Pabrai đều đã mua những tài sản, những doanh nghiệp khi giá thị trường của nó rơi rất mạnh, dưới giá trị sổ sách và lên chiến lược vận hành, tái cấu trúc tài sản, bộ máy đó để nó được đi vào hoạt động với công suất tối ưu.

Trong quá trình mua lại và điều hành Dempster Mill - một nhà sản xuất thiết bị nông trại và cối xay gió đang gặp vấn đề về tiêu thụ và hàng tồn kho tăng quá cao, Warren Buffett đã cảm nhận được vai trò thực sự của một nhà đầu tư và một người điều hành doanh nghiệp khác nhau ra sao, đồng thời thấm nhuần được triết lý đầu tư thông minh nhất khi nó giống như kinh doanh của Benjamin Graham. Các thế hệ kế thừa thành công sau này như Guy Spier, Phil Town hay Monish Pabrai đều mua cổ phiếu với giả định rằng mình sẽ sở hữu toàn bộ doanh nghiệp.

“Hiểu mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là tiêu chí đặt lên hàng đầu và là một trong 8 tiêu chí mà Monish Pabrai đặt ra cho quỹ đầu tư của mình”, Monish Pabrai viết.

Nhận thức được tư duy vai trò của người chủ sở hữu và vận hành trong công ty khiến nhà đầu tư quan tâm nhiều tới đội ngũ ban lãnh đạo của công ty hơn. Họ chính là người trực tiếp đưa giá cả trở về với giá trị. Nhiệm vụ của nhà đầu tư là phân bổ vốn vào các công ty có đội ngũ như vậy với một mô hình kinh doanh tốt và dễ hiểu. Bạn không thể thay thế vai trò của họ, mà chỉ có thể lựa chọn, vì bạn không thể giỏi hơn họ trong lĩnh vực đó, mỗi người đều có vòng tròn năng lực riêng của mình.

Warren Buffett từng nói: “Hãy đầu tư vào doanh nghiệp đến kẻ ngốc cũng điều hành được vì sớm hay muộn điều đó cũng xảy ra”, với hàm ý ban lãnh đạo là điều kiện cần, mô hình kinh doanh là điều kiện đủ.

Rất nhiều người không phân biệt được hai khái niệm kinh doanh và đầu tư, chính vì vậy họ không có niềm tin của khi giao tiền của mình cho các chủ doanh nghiệp quyết định. Đầu tư là mốc cao nhất của kiếm tiền, tức đòi hỏi rất rất nhiều nỗ lực và đam mê: hiểu về kinh doanh, cách phân bổ vốn tối ưu và quản trị danh mục, cảm xúc. Trong vô số ngành nghề thì ngành nào đang và sẽ có tiềm năng, hiểu được nó cũng không phải việc đơn giản.

Những người chủ doanh nghiệp sẽ ra quyết định bán khi họ nhận định tương lai công ty vô cùng tiêu cực, tức cả một quá trình dài đồng hành họ mới nhận ra điều này và việc thoái vốn được tiến hành từ từ kéo dài hàng năm tháng, chứ không như trên thị trường thứ cấp, lệnh đặt mua/bán chỉ thực hiện trong vài giây.

Tâm lý, cảm xúc lẫn lộn gây ra sự biến động lớn cho chỉ số thị trường, chứ không đến từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và 5% nhà đầu tư thành công kiếm tiền từ nguyên lý này bao năm qua nhờ họ hiểu rõ lợi thế cạnh tranh và điều mình đang làm.

Một câu hỏi khó khăn mà nhà đầu tư cần vượt qua chọn công ty nào trong hàng nghìn công ty niêm yết trên sàn vì chỉ có một số ít công ty tốt đang nằm dưới tiềm năng, giá trị thực của nó. Bạn cần đặt ra các tiêu chí cụ thể để lọc những công ty như vậy, nếu không sẽ mất rất nhiều thời gian mà chưa có kết quả.

Triết lý của các ông trùm chứng khoán

Gợi ý của người viết là nên bắt đầu với các chỉ tiêu tài chính trước, sau đó sẽ đào sâu các yếu tố phi tài chính. Cần tỉnh táo khi nghiên cứu và tự phân loại được nó nằm ở mục nào, tiêu chí nào để tối ưu hóa quá trình tìm hiểu, từ đó cân nhắc giữa lợi nhuận và rủi ro trước khi ra quyết định.

Nguyễn Đại Hiệp (Email: hiep.buh@gmail.com)

Nguồn ĐTCK: https://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/soi-nghe-thuat-dau-tu-cua-ty-phu-monish-pabrai-258262.html