Soi rõ sự khác biệt giữa các phiên bản tiêm kích tàng hình F-35

F-35 Lightning II là loại máy bay tiêm kích đa nhiệm thế hệ thứ 5, có thời gian phát triển và kinh phí lớn nhất thế giới; trong tương lai, F-35 sẽ là 'xương sống' của cả 3 lực lượng hải, lục và không quân Mỹ.

F-35 Lightning II được kết hợp giữa tính năng tàng hình tiên tiến, với tốc độ, khả năng siêu cơ động; hệ thống cảm biến hiện đại, hợp nhất; khả năng truyền và chia sẻ dữ liệu giữa các máy bay với các phương tiện trinh sát mặt đất, trên không và cả trên vũ trụ; mang đến cho phi công lợi thế trên tất cả các đối thủ. Ảnh: Tiêm kích F-35A - Nguồn: Wikipedia.

F-35 là là tên gọi chung cho tất cả 3 phiên bản; tất cả các phiên bản đều là loại một chỗ ngồi, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Trong đó biến thể F-35A cất và hạ cánh thông thường (CTOL); biến thể F-35B cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL); biến thể F-35C dùng trên tàu sân bay (CV). Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35B - Nguồn: Wikipedia.

F-35A với khả năng cất cánh và hạ cánh thông thường, chế tạo cho các căn cứ không quân truyền thống; đây sẽ là trang bị chính của không quân Mỹ, dần thay thế các loại máy bay như A-10 hoặc F-16. Đây cũng là phiên bản phổ biến và sẽ được sản xuất nhiều nhất. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35A - Nguồn: Wikipedia.

F-35A được thiết kế với nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, tiến công các mục tiêu mặt đất của đối phương; với tính năng tàng hình, F-35A có thể thâm nhập những khu vực có lực lượng phòng không mạnh của đối phương và là biến thể duy nhất có pháo bên trong thân máy bay. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35A - Nguồn: Wikipedia.

F-35B là loại cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng; phát triển cho lực lượng thủy quân lục chiến. Đây là phiên bản phát triển gặp nhiều rào cản kỹ thuật nhất trong 3 phiên bản và cũng có giá thành đắt nhất trong 3 phiên bản. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35B - Nguồn: Wikipedia.

F-35B cất và hạ cánh từ các đường băng quy ước như các loại máy bay chiến đấu khác. Nhưng tính năng đặc biệt là F-35B được thiết kế để có thể cất cánh từ những sân bay dã chiến, các tàu đổ bộ trực thăng; thậm chí là các đoạn đường cao tốc gần khu vực chiến tuyến. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35B - Nguồn: Wikipedia.

F-35C là phiên bản trang bị trên tàu sân bay; F-35C trang bị cho lực lượng không quân hải quân và cả lực lượng thủy quân lục chiến. Đây cũng là phiên bản đưa vào hoạt động cuối cùng, sau phiên bản A và B. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35C đang thử nghiệm trên tàu sân bay - Nguồn: Hải quân Mỹ.

F-35C cơ bản giống như phiên bản F-35A, nhưng càng máy bay được gia cường để chịu được lực phóng của máy phóng trên tàu sân bay, bánh trước là bánh đôi; có móc cáp hãm đà và cánh lớn hơn 2 phiên bản A, B; có thể gập lại được, để tiện cất giữ trong các hầm chứa máy bay của tàu sân bay. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35C đang thử nghiệm trên tàu sân bay - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Vì là phiên bản hoạt động trên tàu sân bay, nên F-35C cũng là phiên bản mang được nhiều nhiên liệu nhất trong thân máy bay, cho phạm vi hoạt động rộng hơn so với phiên bản A và B. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35C đang thử nghiệm trên tàu sân bay - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Mặc dù có tên gọi đầu giống nhau, nhưng 3 phiên bản A, B, C có nhiều điểm khác biệt; thậm chí thân máy bay cũng có nhiều sự khác nhau, nhất là phiên bản B. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35B - Nguồn: Wikipedia.

Sự khác biệt chính giữa hai phiên bản A, B, C chính là sự cơ động; nếu ở phiên bản A và C có sự nhanh nhẹn và linh hoạt, thì điều đó ít thấy ở phiên bản B; do phiên bản B phải hy sinh tính năng cơ động cho khả năng cất hạ cánh thẳng đứng (VSTOL). Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35B - Nguồn: Wikipedia.

Phiên bản F-35B có thân hình "béo hơn" và lớn hơn so với A và C; đây là do tích hợp của quạt nâng. Về hình dáng khí động học, do kích thước bề mặt trước của F-35B lớn hơn, do vậy chịu nhiều lực cản và đương nhiên sự cơ động không thể sánh với F-35A. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35B đang hạ cánh - Nguồn: Wikipedia.

Chính cũng do lực cản của F-35B tăng, làm cho khả năng tăng tốc cũng như biến tốc chậm hơn so với phiên bản A/C; thực tế chiếc F-35B mất thêm khoảng 18 giây nữa để tăng tốc từ Mach 0.8 lên Mach 1.2 so với chiếc F-35A. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35B đang hạ cánh - Nguồn: Wikipedia.

F-35B cũng chứa được ít nhiên liệu bên trong máy bay hơn, lý do là có thêm nhiều máy móc, chiếm mất phần thể tích trong thân (như bộ phận cất hạ cánh thẳng đứng) mà phiên bản A/C không có. Điều này cũng giới hạn phạm vi chiến đấu hiệu quả của nó so với phiên bản A/C. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35B đang hạ cánh - Nguồn: Wikipedia.

So sánh tổng thể, về mức độ cơ động, tầm hoạt động và khả năng mang vũ khí, F-35A/C khác với F-35B; nhưng cả 2 phiên bản A, B và C đều giống nhau ở các hệ thống cảm biến, radar và nhất là khả năng kết nối cũng như tính năng tàng hình. Đây sẽ là những lợi thế của F-35 trong các hoạt động không chiến cũng như thâm nhập sâu vào vùng lãnh thổ đối phương. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35A - Nguồn: Wikipedia.

Video F-35: Dự án máy bay đục khoét ngân sách khủng khiếp - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/soi-ro-su-khac-biet-giua-cac-phien-ban-tiem-kich-tang-hinh-f-35-1410289.html