Su-30 Nga giá chỉ bằng 1/3 Rafale Pháp, Ấn Độ buộc phải nghĩ lại

Không quân Ấn Độ phải làm gì để nâng cao sức mạnh phi đội không quân của mình, khi loại chiến đấu cơ Rafale có giá quá đắt. Một giải pháp được đưa ra là mua Su-30MKI của Nga, có tính năng chiến đấu tốt hơn, nhưng với giá chỉ bằng 1/3.

Theo tờ Eurasia Times của Ấn Độ, Không quân Ấn Độ có kế hoạch mua 114 máy bay chiến đấu đa năng, dự kiến tiêu tốn 1,3 nghìn tỷ rupee (tương đương 17,7 tỷ USD). Mặc dù Không quân Ấn Độ đã đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin (RFI) đối với chiến đấu cơ mới, nhưng vẫn đang chờ xác nhận cuối cùng từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ.

Theo tờ Eurasia Times của Ấn Độ, Không quân Ấn Độ có kế hoạch mua 114 máy bay chiến đấu đa năng, dự kiến tiêu tốn 1,3 nghìn tỷ rupee (tương đương 17,7 tỷ USD). Mặc dù Không quân Ấn Độ đã đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin (RFI) đối với chiến đấu cơ mới, nhưng vẫn đang chờ xác nhận cuối cùng từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ.

Mỹ, Nga, Pháp và các nước khác đều tham gia đấu thầu máy bay chiến đấu mới của Ấn Độ. Để có được đơn đặt hàng 114 máy bay chiến đấu từ Không quân Ấn Độ, Mỹ đã đưa F-15EX, F/A-18E/F Super Hornet và mẫu cải tiến mới nhất của F-16 là F-21 ra đấu thầu.

Nga tung ra tiêm kích MiG-35 và có thể là Su-57 hoặc Su-75. Công ty Saab của Thụy Điển cũng sản xuất một mẫu cải tiến máy bay chiến đấu Gripen cao cấp hơn; và Pháp tiếp tục quảng bá Rafale. Vào tháng 9/2016, Ấn Độ đã mua 36 máy bay chiến đấu Rafale và sẽ được chuyển giao hết vào cuối năm nay.

Theo ước tính, sẽ mất ít nhất 10 năm để phát triển và đánh giá các chỉ số kỹ thuật, thương mại và công việc thử nghiệm liên quan của loại máy bay chiến đấu đa năng mới. Trong thời gian này, Không quân Ấn Độ sẽ cho loại biên tất cả các máy bay chiến đấu cũ MiG-21.

Hiện tại để lấp chỗ trống duy nhất còn lại sau khi MiG-21 loại biên, là 83 máy bay chiến đấu Tejas Mk1A do Công ty hàng không HAL trong nước sản xuất. Tuy nhiên, Tejas Mk1A không phải là máy bay chiến đấu đa năng và hầu như chỉ có thể thực hiện các nhiệm vụ không chiến, hộ tống hoặc tấn công mặt đất quy mô nhỏ.

Trong thời gian chờ đợi tương đối dài và cần kinh phí lớn để mua máy bay chiến đấu mới, Không quân Ấn Độ có cách nào khác để bù đắp sự thiếu hụt máy bay chiến đấu? Yêu cầu là máy bay chiến đấu có tốc độ nhanh và tương đương như gói thầu mới?

Công ty HAL trước đó đã đề xuất tiếp tục chế tạo thêm 3 phi đội tiêm kích Su-30MKI, và giá chỉ bằng 1/3 chiếc Rafale mua của Pháp. Sau đó, HAL đề xuất nâng cấp các máy bay chiến đấu Su-30 hiện có với hệ thống điện tử hàng không hiện đại hơn, gọi nó là chương trình Super Sukhoi.

Su-30 của Nga là loại máy bay chiến đấu hạng nặng rất tiên tiến, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như chiến đấu giành ưu thế trên không, đánh chặn, tấn công mặt đất, mặt biển ...

Đồng thời, giá thành của loại máy bay Su-30 cũng rẻ hơn nhiều so với Rafale. Mỗi chiếc Su-30MKI (phiên bản sản xuất cho Ấn Độ), trị giá khoảng 4,3 tỷ rupee; chỉ bằng 1/3 so với số tiền mua Rafale của Ấn Độ.

Công ty HAL đang lắp ráp 23 chiếc cuối cùng trong số 272 chiếc Su-30MKI, và các bộ phận của máy bay này là được sản xuất từ Nga. Vào tháng 5/2018, công ty đã đề xuất xây dựng ba phi đội Su-30 mới, với chi phí khoảng 1.700 tỷ rupee.

HAL cũng nâng cấp Su-30MKI hiện có trong Không quân Ấn Độ, để phóng tên lửa hành trình BrahMos. Ông Suvarna Raju, khi đó là Chủ tịch của công ty Hindustan nói rằng, thay vì nâng cấp các máy bay Su-30MKI với tuổi thọ còn lại hạn chế, tốt hơn là nên xây dựng ba phi đội Su-30MKI mới, để chúng có thể phóng tên lửa BrahMos.

Tên lửa hành trình BrahMos do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất, được phóng thử thành công từ Su-30MKI vào tháng 11/2017. Lần thử gần nhất được phóng vào tháng 10/2020. Điều này khiến Ấn Độ trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới, có thể phóng tên lửa hành trình siêu thanh từ máy bay chiến đấu.

Việc Su-30MKI của Ấn Độ, có khả năng phóng tên lửa hành trình siêu thanh, đã mang lại cho nước này ưu thế lớn, có thể đe dọa các cơ sở chiến lược quan trọng của đối phương và khiến các hoạt động tấn công của Không quân Ấn Độ trở nên linh hoạt hơn.

Công ty HAL trước đây đã đề xuất kế hoạch “Super Sukhoi”, để nâng cấp 200 chiếc Su-30, sẽ thay thế radar, hệ thống điện tử hàng không, buồng lái và thiết bị tác chiến điện tử. Kế hoạch này hiện đang chờ Không quân Ấn Độ phê duyệt.

Việc nâng cấp “Super Sukhoi” bao gồm trang bị radar mảng pha chủ động mới; hệ thống theo dõi và tìm kiếm hồng ngoại (IRST) mới, hiệu suất của hệ thống tốt hơn đáng kể so với hệ thống OLS30 hiện tại do Nga sản xuất; nâng cấp buồng lái, được trang bị màn hình tinh thể lỏng độ phân giải cao.

Ngoài ra còn có bảng điều khiển đa chức năng và màn hình trên mũ bay mới; công nghệ nhận dạng giọng nói, được hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI), giúp tăng độ chính xác nhận dạng giọng Anh của phi công Ấn Độ lên 98%; thay thế điều khiển bay kỹ thuật số do Ấn Độ phát triển; máy tính và thiết bị gây nhiễu điện tử tiên tiến hơn.

Khi so sánh Rafale với Su-30, chuyên gia quốc phòng Barat Kanad cho rằng, các hệ thống điện tử hàng không trên Rafale và vũ khí mà nó mang theo, như tên lửa hành trình Scarp, tên lửa không đối không Meteor và bom dẫn đường bằng laser, có hiệu suất không tốt hơn tên lửa do Nga sản xuất, mà Không quân Ấn Độ sử dụng.

Trong khi đó, vũ khí và trang bị của Pháp đắt hơn nhiều so với trang bị do Nga sản xuất; Không quân Ấn Độ có thể tăng số lượng Su-30MKI trên quy mô lớn, với chi phí chỉ bằng 1/3 Rafale. Vì vậy, không có lý do gì mà không làm như vậy.

Ai cũng phải khẳng định rằng, Su-30MKI hiện là một trong những máy bay chiếm ưu thế trên không, cũng như tiến công mặt đất, mặt biển tốt nhất. Nếu Su-30MKI được nâng cấp lên tiêu chuẩn “Super Sukhoi”, nó sẽ gần như vô song, mà không loại chiến đấu cơ nào của Ấn Độ có thể sánh được. Nguồn ảnh: QQ.

Ấn Độ phóng thử tên lửa BrahMos từ trên không, giúp gia tăng tầm bắn và khả năng triển khai bất ngờ từ bất cứ đâu. Nguồn: HEPTA7.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/su-30-nga-gia-chi-bang-13-rafale-phap-an-do-buoc-phai-nghi-lai-1599635.html