Sự 'khác biệt' hành trình đáp xuống sao Hỏa tàu thám hiểm Trung Quốc và NASA

Sáng ngày 15/5, tàu thăm dò Zhurong thám hiểm sao Hỏa tự hành đầu tiên của Trung Quốc đã hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa. Như vậy Trung Quốc đã tiến một bước dài trong cuộc chạy đua để bắt kịp Mỹ trong hành trình chinh phục hành tinh Đỏ.

Theo truyền thông Trung Quốc, quốc gia này đã hạ cánh thành công tàu thám hiểm Zhurong (Chúc Dung) xuống khu vực ở bán cầu Bắc của sao Hỏa - Utopia Planitia vào ngày 15/5. Đây cũng là khu vực tàu đổ bộ Viking 2 của NASA đáp xuống năm 1976.

Theo truyền thông Trung Quốc, quốc gia này đã hạ cánh thành công tàu thám hiểm Zhurong (Chúc Dung) xuống khu vực ở bán cầu Bắc của sao Hỏa - Utopia Planitia vào ngày 15/5. Đây cũng là khu vực tàu đổ bộ Viking 2 của NASA đáp xuống năm 1976.

Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) xác nhận thông tin tàu Zhurong đã hạ cánh trên sao Hỏa, theo Tân Hoa xã.

Sứ mệnh Thiên Vấn 1 đầy tham vọng của Trung Quốc được phóng đi tháng 7/2020 chứa 3 tàu vũ trụ: Một tàu quỹ đạo hiện đang quay quanh sao Hỏa, một tàu đổ bộ và một tàu thăm dò.

Đây là sứ mệnh đầu tiên của Trung Quốc lên sao Hỏa và hạ cánh xuống hành tinh này là một nhiệm vụ khó khăn. Chỉ khoảng một nửa sứ mệnh đến sao Hỏa thành công và không có cơ quan nào khác ngoài Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) có tàu vũ trụ hạ cánh xuống bề mặt sao Hỏa kể từ năm 1973.

Việc hạ cánh thành công tàu thăm dò Zhurong trên sao Hỏa được xem là bước tiến quan trọng trong tham vọng chinh phục không gian của Bắc Kinh. “Trung Quốc lần đầu tiên để lại dấu ấn trên sao Hỏa. Đây là một bước quan trọng trong khám phá vũ trụ của chúng tôi”, Tân Hoa Xã cho hay.

Cú đáp xuống sao Hỏa của tàu Zhurong khác biệt so với khi tàu vũ trụ Perseverance của NASA đáp xuống hồi tháng 2/2021.

Tàu của NASA hạ cánh cẩn trọng bằng phương pháp được gọi là "skycane", trong đó Perseverance nhẹ nhàng đáp xuống bề mặt từng là hồ nước cổ đại của sao Hỏa.

Trong khi đó, tàu đổ bộ và tàu thăm dò của Trung Quốc được bảo vệ trong tấm chắn nhiệt, lao vào bầu không khí mỏng manh của hành tinh đỏ. Khi đâm xuyên qua bầu khí quyển sao Hỏa, tấm chắn nhiệt rơi xuống và một chiếc dù bung ra để giảm tốc độ.

Tàu thăm dò Trung Quốc có nhiệm vụ thu thập dữ liệu về đất đá và bầu khí quyển sao Hỏa, tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống cổ xưa - trong đó có nước và băng dưới mặt đất, trong nhiệm vụ kéo dài 3 tháng. Nhiệm vụ này tương tự tàu Perseverance của NASA.

Tàu Zhurong, được đặt theo tên một vị thần lửa thần thoại của Trung Quốc, đến sau tàu thăm dò sao Hỏa mới nhất của Mỹ - Perseverance.

Trung Quốc dự kiến để tàu thăm dò Zhurong ở trên bề mặt sao Hỏa 90 sol (tức 90 ngày sao Hỏa).

Hôm 29/4, Trung Quốc phóng thành công Module lõi trạm không gian vũ trụ của nước này bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 5B, đánh dấu bước đi quan trọng trong việc xây dựng trạm không gian riêng của nước này.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/su-khac-biet-hanh-trinh-dap-xuong-sao-hoa-tau-tham-hiem-trung-quoc-va-nasa-1536554.html