Sự khôn ngoan của Nga trong vấn đề an ninh vùng Vịnh

Nga vẫn giữ mức độ liên quan thấp đến an ninh vùng Vịnh không có nghĩa là Mát-cơ-va sẽ đứng ngoài cuộc.

Hôm thứ ba tuần trước, đặc phái viên của Tổng thống Nga tại Trung Đông và các nước châu Phi và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Mikhail Bogdanov đã đưa ra đề xuất của Nga về vấn đề an ninh tập thể ở Vịnh Ba Tư.

Tài liệu trình bày tầm nhìn của Nga về các vấn đề an ninh mà tiểu vùng phải đối mặt và đưa ra một số chính sách có thể giúp giảm thiểu xung đột tiềm năng và giải quyết các cuộc khủng hoảng hiện tại.

Tại sao vùng Vịnh quan trọng?

Mát-cơ-va trình bày tầm nhìn cho vùng Vịnh vào thời điểm leo thang căng thẳng giữa Iran với Hoa Kỳ và các đồng minh của họ trong khu vực. Không có ý tưởng nào được đưa ra trong kế hoạch là mới, tất cả chúng đều được các nhà ngoại giao Nga và các quan chức khác lên tiếng trong nhiều năm nay.

Khủng hoảng vùng vịnh là cơ hội để Mát-cơ-va củng cố vị thế của mình ở khu vực Trung Đông

Khủng hoảng vùng vịnh là cơ hội để Mát-cơ-va củng cố vị thế của mình ở khu vực Trung Đông

Nhưng bây giờ, những quan điểm này được đưa vào một tài liệu thống nhất, trong bối cảnh mọi thứ trong khu vực dường như chuyển từ xấu thành rất xấu và các bên liên quan dường như tập trung hơn vào việc răn đe lẫn nhau, thay vì xoa dịu tình hình thông qua ngoại giao và các cơ chế chính trị khác.

Quan sát những diễn biến hiện tại cho thấy, có nguy cơ dẫn đến một cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng, mặc dù đó là điều ngoài ý muốn.

Đề xuất của Nga có thể không tạo ra hòa bình trong khu vực, nhưng nó cho những người muốn có chiến tranh một cơ hội để thấy rằng không phải tất cả các lựa chọn chính trị đã được cân nhắc một cách đầy đủ.

Đồng thời, nó đem lại cho những người sợ chiến tranh cơ hội dựa vào Nga, và những người không muốn chiến tranh nhưng đã đi quá xa tìm thấy cơ hội cứu vãn danh dự.

Về mặt chiến lược, động thái của Nga nhắm đến ít nhất hai mục tiêu.

Đầu tiên, hình ảnh của một quyền lực mới ở Trung Đông mà Nga đã xây dựng kể từ khi bắt đầu chiến dịch Syria năm 2015 được củng cố bằng hình ảnh của người giải quyết vấn đề. Mát-cơ-va không chỉ tìm cách thúc đẩy chương trình nghị sự của riêng mình trong khu vực, mà còn có khả năng đưa ra các giải pháp.

Thứ hai, đề xuất của Nga, về bản chất và hình thức, hoàn toàn trái ngược với những gì Hoa Kỳ đã đưa ra, và điều này có thể có chủ ý.

Trong khi Washington đang thúc đẩy việc thành lập một NATO Ả-Rập, thì Nga Nga thúc đẩy ý tưởng về một phiên bản của Tổ chức Hợp tác và An ninh ở Châu Âu tại Trung Đông.

Và trong khi Hoa Kỳ yêu cầu Iran thay đổi hành vi hoặc bị cô lập, Nga vẫn khăng khăng ủng hộ không có bên liên quan nào bị loại ra khi liên quan đến các vấn đề khu vực. Hơn nữa, khi Washington khuyến khích xây dựng quân đội, Nga lại chỉ trích việc triển khai thường trực quân đội bên ngoài vùng Vịnh.

Cái gì tiếp theo?

Cho đến thời điểm hiện tại, Nga vẫn giữ mức độ liên quan thấp đến an ninh vùng Vịnh. Dù sao, khu vực này này chủ yếu là sân sau của Mỹ. Washington đã xây dựng một cách tỉ mỉ mạng lưới các mối quan hệ khu vực của riêng mình với Mỹ vào vị trí trung tâm.

Giờ đây, Mỹ đang đẩy mạnh trò chơi mới với các ý tưởng và chính sách đã gây ra xung đột và chiến tranh tại Trung Đông trong nhiều thập kỷ đã qua.

Nhiều ý tưởng của Mát-cơ-va không được các quốc gia khu vực khác quan tâm, tuy nhiên, trong số này có không ít đề xuất được để mắt tới, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.

Đó là lời kêu gọi của Nga về việc thiết lập khu vực không có sự hiện diện quân sự của nước ngoài mà an ninh của các quốc gia vùng Vịnh là cốt lõi nhằm xây dựng một kiến trúc an ninh mới xung quanh các nỗ lực chống khủng bố.

Nếu Mát-cơ-và thúc đẩy và ý tưởng này thành hiện thực, chẳng phải, vị thế của Nga với vấn đề an ninh vùng Vịnh sẽ được nâng lên một tầm mới hay sao?

Như Ý

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/su-khon-ngoan-cua-nga-trong-van-de-an-ninh-vung-vinh-3384651/