Sứ mệnh Vịnh Ba Tư: Mỹ gọi đồng minh không trả lời

Dường như các đồng minh không muốn dây dưa với Mỹ trong sứ mệnh Vịnh Ba Tư mà Washington đang ráo riết kêu gọi.

Hôm 6 tháng 8, Ngoại trưởng Israel, Yisrael Katz nói rằng, nước này sẽ hỗ trợ hoạt động do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thiết lập trật tự an ninh hàng hải ở khu vực Vịnh Ba Tư.

Phát biểu tại phiên họp kín của Ủy ban Quốc phòng và Bộ Ngoại giao, ông Katz cho biết, Israel đang hỗ trợ thông tin tình báo và một số lĩnh vực khác

Ông Katz nói về cuộc họp của các bộ trưởng rằng, hai người đã đạt được các thỏa thuận quan trọng, và nói thêm ông này đang làm việc để hướng tới bình thường hóa, minh bạch và đã ký kết các thỏa thuận với các quốc gia vùng Vịnh. Đồng thời cũng khẳng định rằng, “chúng tôi không có mâu thuẫn với họ”.

Ông Katz nói thêm rằng, việc ngăn chặn Iran trong khu vực và củng cố mối quan hệ với các nước vùng Vịnh là lợi ích của Israel. Tuy nhiên tính đến nay, những người duy nhất sẵn sàng tham gia trong sứ mệnh do Hoa Kỳ lãnh đạo ở Vịnh Ba Tư là Israel và Vương quốc Anh.

Thông báo tham gia vào nhiệm vụ do Hoa Kỳ lãnh đạo, Bộ Quốc phòng Anh cho biết, Hải quân Hoàng gia sẽ làm việc cùng với Hải quân Hoa Kỳ để hộ tống các tàu qua Eo biển Hormuz.

Tuy nhiên, điều này thật khó hiểu, vì Bộ trưởng Mark Esper nói rằng, nhiệm vụ do Hoa Kỳ lãnh đạo sẽ chỉ hộ tống các tàu mang cờ Mỹ và tất cả các quốc gia khác sẽ phải tự đảm bảo an ninh cho chính họ.

Một tàu chiến của Israel tại một căn cứ hải quân ở thành phố nghỉ mát Eilat ngày 15 tháng 7 năm 2009

Một tàu chiến của Israel tại một căn cứ hải quân ở thành phố nghỉ mát Eilat ngày 15 tháng 7 năm 2009

Australia dường như đang xem xét việc này. Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynold nói với các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của Hoa Kỳ rằng, yêu cầu của họ về vấn đề nghiêm trọng của họ sẽ được đưa ra khi xem xét rất nghiêm túc.

Về phía EU, Đức đã từ chối tham gia một nhiệm vụ quân sự ở Vịnh Ba Tư, đặc biệt là một nhiệm vụ do Hoa Kỳ lãnh đạo. Bộ trưởng Ngoại giao Heiko Maas nói rằng, các cuộc thảo luận với Pháp và Anh đang diễn ra cho một sứ mệnh gìn giữ hòa bình do EU đứng đầu.

“Paris, Berlin và London có kế hoạch phối hợp và chia sẻ thông tin ở vùng Vịnh để tăng cường an ninh hàng hải, nhưng không triển khai thêm tàu chiến”, theo Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, Florence Parly.

Tây Ban Nha cũng từ chối lời đề nghị, theo tờ El Confidencial.

Tờ báo trích dẫn các nguồn tin ngoại giao giấu tên xác nhận rằng, Madrid đã nhận được yêu cầu chính thức từ Hoa Kỳ để tham gia vào các lực lượng này. Nhưng nguồn tin này cho biết, chính phủ Tây Ban Nha hiện không có ý định tham gia vào các lực lượng chung do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Điều này chưa được xác nhận, nhưng có khả năng là sự thật vì Tây Ban Nha, trước đó, đã rút về tàu chiến Méndez Núnẽz của biên đội sân bay USS Abraham Lincoln đang triển khai ở Vịnh Ba Tư.

Nhật Bản được mời tham gia, và từ chối lời mời và cho biết có thể gửi các tàu độc lập, để bảo vệ các tàu của mình, nếu cần thiết.

“Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và tiếp tục thu thập thông tin trong khi hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ và các quốc gia khác”, Bộ trưởng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga giải thích.

Các quốc gia khác được Hoa Kỳ mời bao gồm Na Uy, Bỉ và Hàn Quốc.

Hàn Quốc không có phản hồi nào, nhưng rất có thể sẽ là một câu trả lời tích cực, đặc biệt là nếu Nhật Bản từ chối tham gia, sau tất cả, Seoul muốn chứng tỏ mình là quốc gia ủy nhiệm hàng đầu của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á.

Hải quân Bỉ có hai tàu khu trục, cả hai được đưa vào hoạt động 28 năm trước vào năm 1991, 5 tàu khai thác dầu mỏ, hai tàu hỗ trợ, hai tàu tuần tra và hai máy bay của Hải quân, trong đó có một máy bay săn ngầm, chiếc còn lại là một máy bay trực thăng trinh sát. Không rõ loại hỗ trợ nào được đem đi hỗ trợ Hoa Kỳ.

Trong khi đó, Na Uy có một lực lượng hải quân rất hiện đại, mặc dù số lượng nhỏ có vài tàu khu trục, chiếc cũ nhất được đưa vào hoạt động năm 2006. Trong đó có khoảng chục xuông cao tốc, khá hữu ích trong việc chống lại “sức mạnh tốc độ” của IRGC.

Tuy nhiên, cho đến nay, không có phản hồi được đưa ra bởi cả Na Uy và Bỉ.

Mark Esper, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, nói rằng Mỹ đã nhận được nhiều mức độ phản ứng khác nhau, và nói thêm, tôi nghĩ rằng sẽ có một vài thông báo được đưa ra trong những ngày tới.

Như Ý

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/su-menh-vinh-ba-tu-my-goi-dong-minh-khong-tra-loi-3385239/