Sự nổi lên quyền lực mềm của Hàn Quốc ở Trung Đông

Seoul đã và đang thu hút nhiều mối quan hệ thông qua văn hóa nhạc nhẹ và củng cố lợi ích của Hàn Quốc trong quyền lực kinh tế.

Hình ảnh toàn cầu của Hàn Quốc đang dần thay đổi, Hàn Quốc đang nổi lên như cường quốc toàn cầu trong đổi mới công nghệ và các biểu tượng pop. Việc xuất khẩu văn hóa pop của Hàn Quốc là công cụ quyền lực mềm cổ điển, mà Seoul đã sử dụng hiệu quả trên quy mô toàn cầu và gần đây nhất là Trung Đông.

Ảnh minh họa. Nguồn: korea.net

Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch tiếp tục khả năng thu hút của quyền lực mềm bằng cách hỗ trợ các nghệ sĩ trong nước đẩy mạnh quảng cáo văn hóa Hàn Quốc, hình thành hệ sinh thái của những người ủng hộ nghệ thuật, thêm vũ đạo và nhà hát vào các chương trình học và cung cấp phúc lợi cho các nghệ sĩ. Những chính sách này sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi các nhà nghiên cứu và sự củng cố từ các bộ luật. Theo Ông Kim Jae-won, cựu Giám đốc Văn hóa và Thông tin Hàn Quốc (KOCIS), sự phát triển thương hiệu quốc gia tập trung vào quan điểm của người nước ngoài về Hàn Quốc, và hướng đến Hàn Quốc như một quốc gia độc đáo chứ không chỉ là một quốc gia đã chiến thắng Thực dân Nhật và Chiến tranh Triều Tiên. Văn hóa nhạc pop của Hàn Quốc, còn được biết đến là hallyu, chính là công cụ mà đất nước này đang sử dụng để phát triển thương hiệu quốc gia và giới thiệu văn hóa trên toàn cầu.

Thuật ngữ hallyu hoặc Làn sóng Hàn Quốc xuất hiện từ cuối những năm 1990 cùng với sự gia tăng lợi ích toàn cầu của văn hóa nhạc pop ở Hàn Quốc thông qua âm nhạc, phim truyền hình và phim ảnh. Làn sóng Hàn Quốc đầu tiên diễn ra vào những năm 1990, nhanh chóng lan rộng ở phía Đông và Đông Nam Á từ Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Hồng Kông. Hàn Quốc và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào những năm 1992. Trong vòng 5 năm, hơn 150 triệu người Trung Quốc đã xem các bộ phim truyền hình Hàn Quốc và nghe nhạc nhẹ Hàn Quốc qua chương trình đài chuyên dụng mang tên "Phòng nhạc Seoul". Sự phát triển của truyền hình và nhạc nhẹ Hàn Quốc trở thành hiện tượng ở Trung Quốc chính là sự khởi đầu để đất nước Hàn Quốc nhận ra tiềm năng trở thành hiện tượng văn hóa và tác động tới toàn cầu.

Làn sóng Hàn Quốc lần thứ hai đã diễn ra vào năm 2002 và tiếp cận nhiều khán giả toàn cầu hơn, bao gồm Trung Đông, Châu Âu và Bắc Mỹ. Nhạc nhẹ Hàn Quốc (K-pop) vào Bảng xếp Hạng top 100 của Mỹ và Bảng xếp Hạng 40 Đĩa đơn hàng đầu của Vương Quốc Anh năm 2012 với "Gangman Style" của Psy. Đến năm 2013, 987 tổ chức liên quan đến hallyu được hoạt động, bao gồm 9 triệu thành viên trên toàn thế giới.

Đặc biệt ở các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), các nhóm như vậy chủ yếu ở các trường đại học như Đại học UAE, Đại học Sharjah và Đại học Middlesex ở Dubai. Làn sóng Hàn Quốc thứ hai đã mang nền văn hóa nhạc nhẹ của Hàn Quốc đến sự chú ý của Trung Đông, điều đã mang về cho Hàn Quốc khả năng tác động mạnh hơn ở nước ngoài. Hallyu đã giúp người Trung Đông cảm thấy quen thuộc hơn với đất nước và hình ảnh công cộng của Hàn Quốc, dẫn đến nhiều người muốn du lịch Hàn Quốc. Sản phẩm phụ của các bộ phim Hàn và K-pop đã truyền bá ngôn ngữ Hàn Quốc, đồ ăn, các sản phẩm văn hóa và du lịch giữa người Trung Đông và các quốc gia khác.

Với nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm Hàn Quốc cho thấy sản phẩm làm đẹp của Hàn Quốc tại UAE đã tăng 300% từ năm 2012, theo Mizon Creative Beauty Lab, một nhà sản xuất sản phẩm làm đẹp Hàn Quốc.

Ngoài ra, văn hóa nhạc nhẹ Hàn Quốc thu hút người hâm mộ ở UAE, điều này thể hiện rõ ràng trong ngôn ngữ sử dụng cũng như quần áo và phong cách trang điểm. Mặc dù đối với một số người hâm mộ, đó là hình thức giải trí, nhiều thanh niên chuyển từ niềm đam mê với văn hóa Hàn Quôc sang phát triển kỹ năng ngôn ngữ Hàn Quốc và theo đuổi giáo dục đại học ở Hàn Quốc hoặc làm việc cho công ty Hàn Quốc.

Các câu lạc bộ tập trung Hàn Quốc tại các trường đại học của UAE là một ví dụ về niềm đam mê của giới trẻ với văn hóa Hàn Quốc. Các câu lạc bộ này dành riêng cho các sinh viên tụ họp thưởng thức phim, âm nhạc, ẩm thực, thời trang và ngôn ngữ Hàn Quốc. Sự quan tâm này đã dẫn đến sự phát triển của các lớp ngôn ngữ Hàn Quốc, chẳng hạn như Viện vua Sejong, mở tại Đại học Zayed năm 2010 với sự hỗ trợ của Chính phủ Hàn Quốc.

Hallyu là khía cạnh mềm của quan hệ song phương giữa Hàn Quốc và UAE. Quan hệ của hai đất nước này ngày càng được củng cố và tăng cường trong các điều khoản về quyền lực. Cả hai đều có mối quan hệ ngày càng bền chặt trong các vấn đề thương mại, kinh tế và quân sự, trong đó có Hàn Quốc dẫn đầu trong liên minh xây dựng nhà máy hạt nhân đầu tiên ở UAE. Tại UAE, Hàn Quốc đang sử dụng thành công tất cả các công cụ quyền lực cứng và mềm – cái gọi là "sức mạnh thông minh".

Hiền Lê

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/su-noi-len-quyen-luc-mem-cua-han-quoc-o-trung-dong-20181025154643384.htm