Sự thật bất ngờ về thế giới cổ đại

Người Ấn Độ thực hiện thành công ca phẫu thuật thẩm mĩ mũi đầu tiên vào năm 500 trước công nguyên là sự thật thú vị không hẳn ai cũng biết.

Những nền văn minh cổ đại có các mối liên hệ với nhau. Cụ thể, vào thời cổ đại, người La Mã sống ở Trung Quốc, người Hy Lạp ở Ấn Độ hay người châu Phi sinh sống tại Anh... Nhờ Alexander Đại đế, văn hóa Hy Lạp đã lan rộng, ảnh hưởng đến nhiều vùng đất hiện nay như Pakistan, Ấn Độ và Afghanistan...

Những nền văn minh cổ đại có các mối liên hệ với nhau. Cụ thể, vào thời cổ đại, người La Mã sống ở Trung Quốc, người Hy Lạp ở Ấn Độ hay người châu Phi sinh sống tại Anh... Nhờ Alexander Đại đế, văn hóa Hy Lạp đã lan rộng, ảnh hưởng đến nhiều vùng đất hiện nay như Pakistan, Ấn Độ và Afghanistan...

Người Ấn Độ cổ đại đã tiến hành những ca phẫu thuật thẩm mỹ. Không giống như người Hy Lạp và La Mã, nhiều chiến binh Ấn Độ thời cổ đại đã không đội mũ giáp bảo vệ vùng đầu. Do các cuộc chiến tranh cổ đại khá dữ dội nên tai, mũi và các bộ phận khác của tầng lớp chiến binh bị thương nghiêm trọng. Những thầy y Ấn Độ đã tìm ra phương pháp phẫu thuật thẩm mĩ chỉnh sửa các bộ phận bị thương trở về trạng thái bình thường. Đặc biệt, họ rất giỏi trong việc phẫu thuật, chỉnh sửa vùng mũi. Ca phẫu thuật thẫm mĩ thành công đầu tiên được thực hiện tại quốc gia này là vào năm 500 trước công nguyên.

Hy Lạp và La Mã đã tiến hành kiểm soát vũ khí từ thời cổ đại. Các thành phố Hy Lạp từ thời xưa đã thực thi việc hạn chế kiểm soát vũ khí. Người dân bị cấm mang theo vũ khí đến những địa điểm công cộng. Trong khi đó, người Hy Lạp cổ đại tin rằng: "Luật pháp là điều tối cao nhất. Nếu như vũ khí thống trị xã hội, chúng sẽ giết chết pháp luật". Do đó, chính quyền Hy Lạp ban lệnh cấm, hạn chế sử dụng vũ khí nhằm đảm bảo sự bình đẳng, dân chủ trong xã hội. Bởi lẽ nếu có quá nhiều người mang theo vũ khí có thể tạo ra mối đe dọa quá lớn và làm suy yếu xã hội dân sự.

Hoàng đế La Mã Nero tạo ra mã báo cháy và thành lập Lữ đoàn cứu hỏa. Sự kiện này bắt đầu từ việc thành Rome xảy ra một đám cháy lớn vào năm 64 và gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Do đó, hoàng đế Nero đã cho người cứu trợ những gia đình bị ảnh hưởng từ vụ hỏa hoạn.

Kế đến, ông cho quy hoạch lại thành phố: mở rộng đường sá, sử dụng đá và gạch trong xây dựng, giới hạn chiều cao của các ngôi nhà do những ngôi nhà làm từ gỗ và kích thước nhà khá cao khiến lửa bắt nhanh và có nguy cơ lan rộng. Bên cạnh đó, ông cũng sử dụng cống dẫn nước cũ đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu của người dân và dùng để dập lửa khi có hỏa hoạn.... Đặc biệt, ông cho thành lập lữ đoàn cứu hỏa để ứng phó kịp thời khi xảy ra hỏa hoạn.

Thành Rome không phải là quốc gia đầu tiên manh nha cho việc thành lập nhà nước cộng hòa. Ấn Độ là một trong số những quốc gia thời cổ đại có một số thành phố, làng mạc vận hành theo chế độ dân chủ. Theo các tài liệu ghi chép lịch sử, chính quyền theo mô hình cộng hòa đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ là vào khoảng thời gian từ năm 600 trước Công nguyên đến năm 480 trước Công nguyên. Mặc dù những chính quyền cộng hòa này khá nhỏ nhưng chúng đã tồn tại song hành cùng với thời gian cầm quyền của Alexander Đại đế trong thế kỷ 4 trước Công nguyên.

Đời sống tình dục của người La Mã khá cởi mở và phong phú. Chuyện chăn gối của họ không phân biệt giới tính nhưng cần xác định "vai trò" của mỗi bên. Trong đó, nam giới giữ "vai trò" chính, chủ động. Còn phụ nữ thường có nhiệm vụ chiều theo ý chồng. Xã hội La Mã còn chấp nhận những mối tình đồng tính luyến ái - điều mà không phải xã hội nào cũng ủng hộ.

Lời trăn trối cuối cùng của Julius Caesar. Nhiều người tin rằng, khi Caesar bị sát thủ ám sát, ông đã nói những lời cuối cùng đó là: "Et tu, Brute?" (có nghĩa: Brutus phải không?). Nhiều học giả tranh luận về lời trăn trối cuối cùng của ông. Có người suy luận đó có thể là tên của một người con hay cháu của Caesar.

Trong xã hội Hy Lạp cổ đại, người man rợ (barbarian) chỉ đơn giản là không thể nói tiếng Hy Lạp. Họ cho rằng, người man rợ chỉ phát ra âm thanh bập bẹ (bar - bar - bar). Chính vì vậy, họ mới có tên như vậy. Người La Mã cổ đại cũng sử dụng từ barbarian để chỉ con người hay thứ gì man rợ, giống như người Hy Lạp. Cụ thể, người không sống dưới thời Đế chế La Mã và không thể nói tiếng Latin đều bị coi là người man rợ.

Người La Mã không nghĩ ra cách hành hình đóng đinh trên giá chữ thập. Biện pháp hành hình ghê rợn trên được cho là có nguồn gốc ở Ba Tư vào khoảng năm 500 trước Công nguyên. Từ đó, hình phạt khắc nghiệt trên được phổ biến sang Ấn Độ, Ai Cập, Carthage, Macedonia, một số vùng đất Celtic, Rome... Theo Cựu Ước, người Do Thái thời cổ đại đã sử dụng biện pháp hành hình này. Alexander Đại đế cũng áp dụng biện pháp tương tự để hành hình 2.000 người dân ở thị trấn Tyre bị bại trận trong cuộc chiến tranh vào thế kỷ 4 trước Công nguyên.

Sự sụp đổ thành Rome không phải là thời điểm kết thúc đế chế La Mã. Cuối thế kỷ 3, Hoàng đế Diocletian chia đế chế La Mã thành hai phần lãnh thổ: Đế quốc Tây La Mã nằm ở thành phố Milan và Đế quốc Đông La Mã nằm ở Byzantium (sau này được gọi là Constantinople). Năm 455, Rome bị người Vandals tấn công. Cuối cùng, vào năm 476, các nhà lãnh đạo Odoacer của Đức tổ chức một cuộc nổi dậy lật đổ sự thống trị của Hoàng đế Romulus Augustulus và đế quốc Tây La Mã sụp đổ kể từ đó. Trong bối cảnh trên, Đế quốc Đông La Mã tồn tại thêm hơn 1.000 năm.

Theo Tâm Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/su-that-bat-ngo-ve-the-gioi-co-dai/20200115030851272