Sự thật giật mình về cuộc sống lưu vong cuối đời của Napoleon

Sau thất bại trong trận Waterloo năm 1815, hoàng đế Napoleon Bonaparte phải thoái vị, nhường ngôi cho con trước khi bị đi lưu đày ở hòn đảo Saint Helena hoang vắng. Những năm tháng cuối đời của Napoleon khiến nhiều người xót xa.

Trong Trận Waterloo năm 1815, hoàng đế Napoleon có thất bại lịch sử trước lực lượng Anh và phải đầu hàng. Theo đó, đây là trận chiến cuối cùng trong sự nghiệp cầm quân của danh tướng lừng lẫy nước Pháp. Sau khi trở về thủ đô Paris, Napoleon thoái vị nhường ngôi cho con trai.

Trong Trận Waterloo năm 1815, hoàng đế Napoleon có thất bại lịch sử trước lực lượng Anh và phải đầu hàng. Theo đó, đây là trận chiến cuối cùng trong sự nghiệp cầm quân của danh tướng lừng lẫy nước Pháp. Sau khi trở về thủ đô Paris, Napoleon thoái vị nhường ngôi cho con trai.

Tiếp đến, Napoleon phải đi lưu đày tới hòn đảo hẻo lánh Saint Helena nằm ở Nam Đại Tây Dương. Ông sống ở đây cho đến khi qua đời vào năm 1821. Trong những năm tháng sống lưu đày trên đảo Saint Helena, Napoleon bị tách biệt với cuộc sống với thế giới bên ngoài. Điều kiện sống trên đảo cực kỳ khó khăn, thậm chí tồi tàn.

Sở dĩ Anh chọn Saint Helena làm nơi "cầm tù" Napoleon là vì hòn đảo này là một trong những nơi biệt lập nhất trên Trái đất. Theo đó, ông hoàng nước Pháp một thời sẽ khó có thể liên lạc với thế giới bên ngoài và không thể "lật ngược tình thế" quay lại nước Pháp nắm quyền cũng như đe dọa Anh cùng nhiều nước châu Âu.

Saint Helena được coi là "nhà giam" hoàn hảo dành cho Napoleon khiến ông không thể trốn thoát khỏi nơi lưu đày.

Trong 2 tháng đầu tiên sau khi đến đảo Saint Helena, Napoleon sống ở nhà một người bạn cũ là William Balcombe. Sau đó, ông chuyển đến ngôi nhà Longwood House gần đó.

Theo các ghi chép, Longwood House đã xuống cấp, bị ẩm ướt và mốc meo. Điều kiện sống như vậy khiến sức khỏe của Napoleon ngày càng đi xuống.

Ban đầu, Napoleon bị đau bụng, táo bón, nôn mửa, đau đầu, đau tay phải, sốt, tim đập nhanh... trước khi bị suy nhược toàn thân và mắc căn bệnh ung thư dạ dày.

Do điều kiện y tế trên đảo Saint Helena không tốt cộng thêm việc Napoleon không còn đặc quyền của một nhà vua nên sức khỏe của ông không được cải thiện dù được một số người đi theo hầu hạ, chăm sóc.

Cuối cùng, sau vài năm chống chọi với bệnh tật và hoàn cảnh sống tồi tàn, Napoleon trút hơi thở cuối cùng ở ngôi nhà Longwood House vào ngày 5/5/1821, hưởng thọ 51 tuổi.

Ngày nay, ngôi nhà Longwood House trở thành viện bảo tàng. Đây là nơi lưu giữ những đồ vật mô phỏng nội thất mà Napoleon từng sử dụng khi còn sống. Theo đó, du khách ghé thăm hòn đảo Saint Helena sẽ có thể hiểu được phần nào cuộc sống của Napoleon trong những năm tháng cuối đời.

Mời độc giả xem video: Khám phá Paris, Thủ đô của nước Pháp. Nguồn: Nhân dân TV.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/su-that-giat-minh-ve-cuoc-song-luu-vong-cuoi-doi-cua-napoleon-1849309.html