Sự thật ít biết 2 vụ nổ bom nguyên tử rung chuyển Nhật 1945

Tháng 8/1945, 2 vụ nổ bom nguyên tử xảy ra ở thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khiến hàng trăm ngàn người thương vong. Nhiều sự thật kinh hoàng khác về sự kiện này được hé lộ khiến công chúng bàng hoàng, đau xót.

 Vụ nổ bom nguyên tử ngày 6/8/1945 trở thành sự kiện gây rúng động dư luận khi lần đầu tiên vũ khí hạt nhân được sử dụng trong chiến tranh và gây ra hậu quả kinh hoàng.

Vụ nổ bom nguyên tử ngày 6/8/1945 trở thành sự kiện gây rúng động dư luận khi lần đầu tiên vũ khí hạt nhân được sử dụng trong chiến tranh và gây ra hậu quả kinh hoàng.

Vào ngày hôm ấy, máy bay ném bom B-29 của Mỹ có tên là Enola Gay ném một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Hậu quả là khoảng 70.000 - 135.000 người thiệt mạng ngay lập tức và hàng ngàn người khác bị thương.

Ba ngày sau, Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống Nhật Bản. Lần này, mục tiêu là thành phố Nagasaki. Vụ nổ bom hạt nhân đã cướp đi sinh mạng của khoảng 60.000 - 80.000 người dân. Hàng ngàn người khác bị thương và đối mặt với những di chứng đến suốt đời do nhiễm phóng xạ.

Không những vậy, phần lớn thành phố Hiroshima và Nagasaki bị phá hủy trong vụ nổ bom hạt nhân. Hệ thống cơ sở vật chất như đường xá, bệnh viện, trường học, nhà cửa... bị san phẳng. Hai thành phố này gần như trở thành "vùng đất chết" giống bối cảnh các phim về đề tài hậu tận thế.

Sau khi xảy ra 2 vụ nổ bom nguyên tử trên, nhiều người không khỏi bàng hoàng khi phát hiện giới chức Mỹ đã đưa ra cảnh báo đối với người dân Nhật Bản từ nhiều ngày trước đó.

Cụ thể, vào ngày 26/7/1945, Tổng thống Mỹ Harry Truman và các nhân vật cấp cao phe Đồng minh kêu gọi Nhật Bản đầu hàng. Song song với đó, giới chức phe Đồng minh cảnh báo Nhật Bản sẽ bị hủy diệt nếu không đầu hàng.

“Chúng tôi kêu gọi chính phủ Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ngay lập tức đối với toàn bộ lực lượng vũ trang. Họ cần đưa ra sự đảm bảo thích đáng, đầy đủ để thể hiện thiện ý trong hành động. Nếu không, Nhật sẽ hứng chịu sự hủy diệt hoàn toàn và nhanh chóng”, trích một đoạn trong bản tuyên bố Postsdam của phe Đồng minh công bố ngày 26/7/1945.

Sau tuyên bố Postsdam, nhiều máy bay của Mỹ thả tờ rơi xuống 33 thành phố của Nhật Bản, bao gồm Hiroshima và Nagasaki. Hàng ngàn tờ rơi được viết bằng tiếng Nhật có nội dung cảnh báo người dân cần nhanh chóng sơ tán khỏi thành phố.

“Hãy đọc cẩn thận vì nó có thể cứu sống bạn hoặc người thân. Vài ngày tới, Mỹ sẽ thả bom hủy diệt ít nhất 4 thành phố mà chúng tôi liệt kê trên mặt sau tờ rơi. Đây là những khu vực có căn cứ quân sự hoặc nhà máy sản xuất hàng hóa phục vụ quân đội”, nội dung tờ rơi của Mỹ.

Trong tờ rơi, Mỹ không nêu cụ thể thành phố nào của Nhật Bản sẽ trở thành mục tiêu của quả bom nguyên tử. Do vậy, nhiều người dân không chú ý tới những lời cảnh báo mà Mỹ đưa ra. Vì vậy, số người thương vong trong 2 vụ nổ bom hạt nhân ở Hiroshima và Nagasaki lớn như vậy.

Dù vậy, một số người dân ở Nhật Bản may mắn thoát chết trong 2 vụ ném bom nguyên tử. Theo thống kê, 165 người sống sót sau vụ nổ bom hạt nhân ở Hiroshima và Nagasaki.

Trường hợp nổi tiếng nhất là Tsutomu Yamaguchi. Ông may mắn thoát chết khi 2 lần đều có mặt ở Hiroshima và Nagasaki khi Mỹ thả bom nguyên tử. Ông Yamaguchi là người duy nhất trong số 165 người trên được chính phủ Nhật Bản công nhận là "nijyuu hibakusha" (có nghĩa người bị đánh bom 2 lần).

Mời độc giả xem video: Người Việt Nam tại Nhật Bản cổ vũ Olympic Tokyo 2020. Nguồn: VTV4.

Tâm Anh (theo Grunge)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/su-that-it-biet-2-vu-no-bom-nguyen-tu-rung-chuyen-nhat-1945-1571105.html