Sự thật ngỡ ngàng về hóa thạch 'đinh vít' của người ngoài hành tinh

Kể từ khi được tìm thấy vào những năm 1990 tại Nga, hóa thạch huệ biển đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn trong giới khoa học vì nghi ngờ có dính líu đến người ngoài hành tinh.

Một hóa thạch có hình dạng như chiếc "đinh vít" dài khoảng 2cm được các nhà khoa học Nga phát hiện đã thu hút sự chú ý của cả thế giới.

Hóa thạch kỳ lạ này có niên đại từ cách đây hơn 300 triệu năm về trước.

Theo đó có nhiều ý kiến cho rằng đây có thể là món đồ thất lạc của người ngoài hành tinh.

Điều này cũng có phần hợp lý bởi hóa thạch được tìm thấy tại Kaluga, khu vực mà cách đây 300 triệu năm từng có một mảnh thiên thạch đáp xuống Trái đất.

Kể từ khi được tìm thấy vào những năm 1990 tại Nga, hóa thạch huệ biển này đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn trong giới khoa học vì nghi ngờ có dính líu đến người ngoài hành tinh.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu về khảo cổ học, chiếc “đinh vít” của người ngoài hành tinh này thực chất chỉ là một mảnh hóa thạch còn sót lại của loài Huệ biển cổ đại mà thôi.

Huệ biển (Crinoidea) xuất hiện vào kỷ Ordovic cách đây 488 triệu năm và phân bố rộng rãi trong Đại Cổ sinh, là các loài động vật biển thuộc lớp Crinoidea của động vật.

Chúng là nhóm động vật da gai cổ nhất tồn tại đến ngày nay, cùng họ với sao biển và nhím biển.

Phần lớn Huệ biển bị tiêu diệt vào cuối kỷ Permi, trừ một họ sống qua Trias và phát triển tiếp thành những nhóm mới còn tồn tại đến ngày nay.

Hiện nay trên Trái Đất chỉ còn tồn tại 600 loài Huệ biển.

Ở Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam có thể gặp hậu duệ của Huệ biển cổ đại tuy nhiên chúng không có thân cao mảnh dẻ như tổ tiên xa xưa nữa.

Các nhà động vật học gọi chúng là Huệ biển không cuống.

Xem thêm video: Giải mã hóa thạch “người ngoài hành tinh” 280 triệu năm tuổi.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/su-that-ngo-ngang-ve-hoa-thach-dinh-vit-cua-nguoi-ngoai-hanh-tinh-1817341.html