Sự thật về cây thạch xương bồ dùng làm thuốc ở VN

Cây thạch xương bồ còn có nhiều tên gọi khác như xương bồ, cửu tiết xương bồ, thủy xương bồ. Loài cây này mọc khắp nơi ở miền Trung và Bắc Việt Nam, được sử dụng để làm thuốc.

 Cây thạch xương bồ có tên khoa học là Acorus gramineus. Đây là cây thân thảo, sống lâu năm. Ảnh: ydhvn.

Cây thạch xương bồ có tên khoa học là Acorus gramineus. Đây là cây thân thảo, sống lâu năm. Ảnh: ydhvn.

Thạch xương bồ phân bố ở Đông Á. Ở Việt Nam, loài cây này mọc khắp nơi ở miền Bắc và miền Trung. Ảnh: wordpress.

Thạch xương bồ có thân rễ phân nhánh, mọc bò ngang gồm nhiều đốt, có mùi thơm đặc biệt; lá hình dải hẹp, có bẹ, mọc ốp vào nhau và xòe sang hai bên ở ngọn; quả mọng khi chín màu đỏ nhạt. Ảnh: suckhoedoisong.

Thạch xương bồ được xem là một thảo dược quý có tác dụng chữa hồi hộp, khó thở, co giật, ho, ngực bụng đầy tức, ăn không ngon. Ảnh: ydvn.

Thạch xương bồ ra hoa tháng 5-7, quả tháng 8. Ảnh: nhathuocdangian.

Ngoài mọc hoang ở dọc theo các khe suối, có khi bám trên đá ven suối, thạch xương bồ cũng thường được trồng ở Việt Nam. Ảnh: cuvajzdravlje.

Thạch xương bồ có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu ở các tháng 8 - 9. Ảnh: suckhoedoisong.

Mời quý vị xem video: Người có bệnh gan nên tìm ngay những cây thuốc dân giã này. Nguồn video: Cuộc sống hạnh phúc

Hà Nguyễn (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/su-that-ve-cay-thach-xuong-bo-dung-lam-thuoc-o-vn-1263838.html