Sự thật về loại rau được mệnh danh là kẻ thù của tình dục

Rau răm được xem là gây suy giảm ham muốn nếu nam giới sử dụng quá nhiều. Thực hư điều này ra sao?

Tên gọi khác của rau răm?

Thủy liễu
Thủy tiên
Thủy tiêu

Rau răm có tên gọi khác là thủy liễu, có danh pháp khoa học là Polygonaceae, là một nhóm thực vật hai lá mầm, chứa khoảng 43-53 chi và trên 1.100 loài cây thân thảo, cây bụi và cây thân gỗ nhỏ với các cơ quan sinh sản đơn tính xuất hiện tên cùng một cây hay trên hai cây khác nhau .

Đâu không phải là tác dụng của rau răm?

Ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn
Làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt
Chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại
Chữa vô sinh, hiếm muộn

Theo lương y Bùi Hồng Minh, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống là ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Đây còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại. Rau răm không có tác dụng chữa vô sinh, hiếm muộn.

Tại sao nên thêm rau răm khi ăn trứng vịt lộn?

Chống đầy bụng, khó tiêu
Kìm hãm ham muốn
Cả hai

Lương y Hồng Minh cho hay chính vì công năng làm tăng ham muốn tình dục của trứng vịt lộn, người ta phải ăn kèm chúng với rau răm. Đây là cách ăn có từ lâu đời và là một sự kết hợp hài hòa đem để cân bằng âm dương cho cơ thể. Trong đó, tác dụng trước mắt nhất là chống lại hậu quả lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa.

Đối tượng nào bị suy giảm sinh lý, ham muốn khi ăn quá nhiều rau răm?

Nam giới
Nữ giới
Cả nam và nữ

Theo lương y Hồng Minh, cả nam và nữ nếu ăn rau răm nhiều và thường xuyên có thể gây giảm ham muốn, đàn ông kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt.

Ở phụ nữ, thời điểm nào không nên ăn rau răm?

Đang mang thai
Đang có kinh
Đang trong giai đoạn thụ thai
Cả 3 thời điểm trên

Với nữ giới khi ăn nhiều rau răm có thể dẫn đến hiện tượng rong kinh, kinh nguyệt không đều, do đó không tính được ngày rụng trứng và xác suất thụ thai thấp, ngoài ra sẽ giảm bớt những ham muốn về chuyện chăn gối. Phụ nữ đang mang thai việc ăn rau răm có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Tại sao bà bầu không nên ăn rau răm, đặc biệt 3 tháng đầu thai kỳ?

Dễ sẩy thai
Gây dị tật thai nhi
Khiến thai kém thông minh

Theo chuyên gia Hồng Minh lý do là thành phần của rau răm có chứa chất kích thích gây co bóp tử cung mạnh, có thể khiến phụ nữ mang thai có khả năng cao bị sẩy thai.

Cách dùng rau răm để chữa khi bị rắn cắn?

Ăn cùng cháo
Giã lấy nước uống
Nhai lá

Nước ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn. Theo lương y Hồng Minh, để chữa rắn cắn, chúng ta lấy rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắn băng lại và đưa ngay đến cơ sở y tế.

Song Anh

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/su-that-ve-loai-rau-duoc-menh-danh-la-ke-thu-cua-tinh-duc-post1016889.html