Sự thật về mì chính

Không ít người cho rằng dùng nhiều mì chính có hại cho sức khỏe. Thậm chí, có người xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi ăn loại gia vị này.

Mì chính là?

Chất điều vị
Chất bảo quản
Chất tạo màu

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, mì chính (còn gọi là bột ngọt) đơn thuần là chất tạo vị cho món ăn. Bộ Y tế đã xếp mì chính vào “Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm” từ năm 2001.

Mì chính được làm từ?

Thịt
Mía
Rau cải

Theo PGS Nguyễn Thị Lâm, mì chính được sản xuất bằng phương pháp lên men từ những nguyên liệu giàu tinh bột và đường như củ sắn (khoai mì), mía đường, ngô, củ cải đường...

Mì chính có nguồn gốc từ quốc gia nào?

Hàn Quốc
Nhật Bản
Tây Ban Nha

Theo PGS Nguyễn Thị Lâm, mì chính xuất phát từ Nhật Bản khi GS Kikunae - Đại học Hoàng gia Tokyo - tách chiết thành công glutamate từ một lượng lớn tảo biển khô và đã đặt tên cho vị này là “Umami”, có nghĩa là “vị ngon”.

Mì chính gây hại cho con người?

Sai
Đúng
Chỉ một số trường hợp

PGS Nguyễn Thị Lâm khẳng định mì chính hoàn toàn không đem lại bất kỳ tác dụng nào cho cơ thể. Từng có nhiều tổ chức y tế và sức khỏe trên thế giới giả định về tác hại của mì chính cũng như nhiều loại gia vị, thực phẩm khác. Sau khi nghiên cứu, giả định này được cho là không có căn cứ. Nhiều tổ chức y tế và sức khỏe trên thế giới kết luận mì chính là gia vị an toàn với liều dùng hàng ngày không xác định, tùy theo sở thích và khẩu vị.

Mì chính cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể?

Đúng
Sai

PGS Lâm cho hay mì chính không đem lại giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Đây chỉ là chất phụ gia tạo vị ngon ngọt cho thức ăn chứ không phải là chất bổ dưỡng, hoàn toàn không thể thay thế các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, bột, xơ, béo, khoáng chất... có trong các nguồn thực phẩm tự nhiên khác.

Khi nấu ăn, nên thêm mì chính...?

Khi đang sôi
Khi tắt lửa
Bất cứ khi nào

Theo PGS Lâm, nhiệt độ nấu ăn thông thường dao động từ 130-190 độ C và thường không vượt quá 250 độ C. Ở khoảng nhiệt độ nấu ăn này, mì chính đã được chứng minh không bị biến đổi thành những thành phần gây hại cho cơ thể. Như vậy, có thể thêm loại gia vị này vào bất cứ thời điểm nào khi nấu ăn.

Những người cần cẩn trọng khi ăn mì chính?

Người cao huyết áp
Phụ nữ mang thai
Ai cũng có thể ăn

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, trẻ nhỏ và người bị tăng huyết áp nên thận trọng khi sử dụng mì chính. Mì chính cũng là chất có chứa natri, do vậy, người cao tuổi, người bị huyết áp cao, người bị phù nên thận trọng.

Tại sao có người chóng mặt, buồn nôn sau khi ăn mì chính?

Mì chính có chất gây hại
Cơ địa mẫn cảm
Cơ địa mẫn cảm hoặc ăn quá nhiều

Các nhà khoa học không chứng minh được mì chính là tác nhân gây ra các triệu chứng tê mỏi, khó thở, chóng mặt, hồi hộp. Hiện tượng này được cho là do cơ địa quá mẫn cảm của người ăn hoặc ăn quá nhiều mì chính. Trong trường hợp này, bạn nên giảm bớt lượng mì chính thường dùng.

Song Anh

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/su-that-ve-mi-chinh-post1010291.html