Sử thi Việt Nam - Kỳ 1: Vương triều Nguyễn

trân trọng giới thiệu với bạn đọc 'SỬ THI VIÊT NAM' –NXB Thanh Niên –HN-2017 của PGS TS Cao Văn Liên.

Cửu Đỉnh đặt tại sân Thế Miếu, là sản phẩm độc đáo, tinh xảo, được Bộ Công đúc tại Huế từ cuối năm 1835-đầu 1837. Cửu Ðỉnh biểu hiện ước mơ về sự trường tồn mãi mãi của triều đinh nhà Nguyễn và sự giàu đẹp của đất nước.

(Kỳ 1: Vương triều Nguyễn)

Năm 1802 triều Tây Sơn sụp đổMột vương triều mới Vương triều Nguyễn đăng quangSuốt Bắc-Trung- Nam.Nền cai trị của chắt chút Nguyễn Hoàng xưa tái hiệnCòn vươn ra biểnHoàng Sa-Trường Sa.Kinh đô Phú Xuân phồn HoaNguyễn Ánh vua đầu đế hiệu Gia Long hoàng đế.Thăng Long thành cố đô hoang phế.Năm 1804 quốc hiệu Đại Việt đổi thành Việt NamCòn gọi là Đại NamHoàng Việt.Uy quyền của vua là trên hếtVua trực tiếp nắm văn võ bá quan.Trong các đại thần Không có tể tướng và hàm tể tướng.Tối cao là hoàng thượngChú bác anh em vua không được phong vương.Hiền tài bốn phươngThi không lấy học vị Trạng nguyên-cao nhất chỉ là Tiến sĩ.Vì vua là kỳ vĩKhông ai có thể hơn đấng minh quân.Cung phi hàng nghìn hàng trămKhông ai được phong hoàng hậu.Phên dậuLà tứ trụ đại thầnCũng là thành viên Viện cơ mật khi bàn việc nước việc quânCũng là nội các. Triều Gia Long ban hành luật phápThể chế hóa Nho GiaHoàng Việt luật lệ-cai trị nước nhàNghiêm khắc.Nền quân chủ chuyên chế tập quyền lên đến bậcCực đoanBóp nghẹt nhân dânBằng bộ máy quan liêu thối nát.Đời Minh Mệnh củng cố thêm bộ máy địa phương hành phápCả nước chia thành 30 tỉnh miền Bắc- miền Nam.Dưới tỉnh là phủ-huyện (châu) tổng xã và làng.Tỉnh đứng đầu là Tổng đốcTri phủ tri huyện đứng đầu phủ huyện phải là những người có họcTổng do chánh phó tổng đứng đầu gồm nhiều xã ở làng quêXã có Hội đồng chức dịch chỉnh tềGồm các cụ già cao niên hoặc người học thứcĐứng đầu xã là Lý trưởng và phó Lý là người giúp việcĐứng đầu thôn là Hương kiểm giúp việc có Trương tuần.Phong tục tập quán hàng nghìn nămThành hương ước. Đạo Nho vẫn như ngày trướcLà tư tưởng chính thống nước nhà.Nam nhi phải lo học Nho-tam cương ngũ thường để tề giaSau nữa là trị quốc.Một kẻ không có tài tề gia không thể có tài trị nước.

CVL

PGS TS Cao Văn Liên

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/su-thi-viet-nam--ky-1-vuong-trieu-nguyen-73397