Sức mạnh của hộ vệ hạm Gepard trong biên chế Hải quân Nga

Là một tàu chiến có sức mạnh và khả năng cơ động cao, được trang bị hệ thống vũ khí tiên tiến và khả năng tàng hình, hộ vệ hạm lớp Gepard được cho là bảo kiếm của hải quân Nga hiện tại.

Các hộ vệ hạm Gepard của Nga được thiết kế để kế thừa các tàu chiến lớp Koni trước đó và các tàu hộ tống lớp Grisha và lớp Parchim. Các khinh hạm hạng nhẹ Đề án 11661 Gepard được nhà máy đóng tàu Zelenodolsk.

Các hộ vệ hạm Gepard của Nga được thiết kế để kế thừa các tàu chiến lớp Koni trước đó và các tàu hộ tống lớp Grisha và lớp Parchim. Các khinh hạm hạng nhẹ Đề án 11661 Gepard được nhà máy đóng tàu Zelenodolsk.

Được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống và tuần tra, tàu hộ vệ Gepard có thể tấn công tàu nổi, tàu ngầm và các mục tiêu trên không. Con tàu có thể được triển khai độc lập hoặc là một phần của lực lượng hải quân tác chiến.

Con tàu đầu tiên trong thuộc Đề án 11661 được đóng tại nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Zavod ở Tatarstan vào năm 1991. Việc đóng tài bị đình chỉ vào năm 1995 do vấn đề kinh phí. Cuối cùng tàu cũng được hạ thủy vào tháng 7/2001 và được biên chế vào Hải quân Nga vào tháng 8/2002.

Con tàu thứ hai có tên Dagestan (trước đây được gọi là Albatross), được đóng vào năm 1993 và hạ thủy vào tháng 4/2011, đưa vào biên chế của Hải quân Nga cuối năm 2011.

Về thiết kế của tàu, phần vỏ được làm bằng thép hợp kim thấp, được chia thành mười khoang kín nước. Hợp kim nhôm-magiê được sử dụng trong cấu trúc thượng tầng. Con tàu được thiết kế để có thể vẫn nổi ngay cả khi hai khoang cạnh nhau bị ngập nước.

Tàu được thiết kế với công nghệ tàng hình, động cơ được thiết kế giảm bớt tiếng ồn dưới nước để không ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống sonar. Radar thứ cấp, trường nhiệt, từ trường và điện từ do hệ thống tàu tạo ra cũng được hạn chế.

Tàu hộ vệ Gepard của Nga có sàn trực thăng phía sau để chở một máy bay trực thăng hải quân Ka-28 hoặc Ka-31 Helix. Hệ thống điều hòa không khí tạo điều kiện thoải mái cho phi hành đoàn làm việc trong mọi khu vực.

Các tàu chiến lớp Gepard có chiều dài tổng thể 102m, rộng 13m và mớn nước 5,3m. Trọng lượng của tàu là 2.100 tấn. Thủy thủ đoàn gồm 103 người.

Vũ khí chính của tàu là hệ thống tên lửa đối hạm Uran-E, bắn tên lửa chống hạm Kh-35E. Kh-35E có thể tiêu diệt các tàu tên lửa dẫn đường, tàu phóng lôi và pháo động cơ và các tàu nổi có trọng tải đến 5.000 tấn.

Ngoài ra tàu còn được trang bị một khẩu pháo AK-176M 76,2mm. Nó có thể bắn 120 phát một phút với tầm bắn 10km. Hộ vệ hạm lớp Gepard cũng được trang bị hai hệ thống pháo AK-630M 30mm.

Hệ thống phòng không tầm gần được cung cấp bởi hệ thống pháo phòng không Palma được trang bị Sosna-R SAM và hệ thống điều khiển hỏa lực pháo 3V-89 cỡ trung bình.

Hệ thống Palma có thể bảo vệ con tàu trước tên lửa hành trình chống hạm và bom dẫn đường trên không. Nó có thể được triển khai chống lại máy bay cánh quay và cố định, các tàu nhỏ hơn và các mục tiêu mặt đất.

Đối với tác chiến chống tàu ngầm, tàu được trang bị hai ống phóng ngư lôi 533mm kép bắn ngư lôi chống ngầm và một bệ phóng tên lửa chống ngầm RBU-6000 12 nòng. Tàu còn được trang bị bốn ống phóng tên lửa mồi nhử cố định PK-16 16 vòng, được lắp để đánh chặn các tên lửa chống hạm.

Hệ thống radar bao gồm radar tìm kiếm trên không và bề mặt Cross Dome và radar điều khiển hỏa lực Pop Group SA-N-4. Bộ sonar Zarnitsa tích hợp một sonar gắn trên thân tàu MF và một sonar có độ sâu thay đổi (VDS). Ngoài ra, tàu cũng được trang bị thiết bị chỉ định mục tiêu tên lửa hành trình Bass Stand và máy dò phát xạ laser Spectr-FN.

Hệ thống tác chiến điện tử bao gồm một ASOR-11661 ECM (hệ thống đối phó điện tử), một hệ thống đối phó sonar kéo Zmei, một thiết bị đánh chặn thụ động Bell Shroud và hai thiết bị gây nhiễu Bell Squat.

Lớp Gepard được trang bị hệ thống đẩy hỗn hợp diesel hoặc khí (CODOG) bao gồm hai tuabin khí và một động cơ diesel Kiểu 61D. Nguồn điện trên tàu được tạo ra bởi ba bộ máy phát điện diesel 600kW. Giúp tàu có thể hoạt động trong phạm vi 8.000 km và có tốc độ tối đa là 50 km/h. Nguồn ảnh: Pinterest.

Hải quân Nga nhập biên tàu chiến Gepard. Nguồn: Lamagfa.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/suc-manh-cua-ho-ve-ham-gepard-trong-bien-che-hai-quan-nga-1520595.html