Sức mạnh Hải quân Anh sau 472 năm nhìn lại

Là một trong những lực lượng hải quân già nhất thế giới, thậm chí từng có giai đoạn thống trị mọi vùng biển, vậy mà ở thời điểm hiện tại Hải quân Hoàng gia Anh chỉ đứng thứ 2 ở châu Âu và vị trí thứ 5 toàn cầu.

Tính tới năm 2018, Hải quân Hoàng gia Anh (Royal Navy) đã hoạt động được 472 năm (kể từ năm 1546) và lực lượng vũ trang lâu đời nhất của Quân đội Hoàng gia Anh. Trong quá khứ, Hải quân Anh từng là lực lượng hùng mạnh nhất thế giới, từng làm chủ phần lớn các đại dương trong suốt nhiều thế kỷ trước khi dần dần bị xóa ngôi kể từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nguồn ảnh: Hải quân Hoàn gia Anh.

Tính tới năm 2018, Hải quân Hoàng gia Anh (Royal Navy) đã hoạt động được 472 năm (kể từ năm 1546) và lực lượng vũ trang lâu đời nhất của Quân đội Hoàng gia Anh. Trong quá khứ, Hải quân Anh từng là lực lượng hùng mạnh nhất thế giới, từng làm chủ phần lớn các đại dương trong suốt nhiều thế kỷ trước khi dần dần bị xóa ngôi kể từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nguồn ảnh: Hải quân Hoàn gia Anh.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, Hải quân Anh có biên đội tàu chiến lên đến 900 tàu, tuy nhiên đến cuối Chiến tranh Lạnh con số này chưa đến 200 tàu, trong đó có 2 tàu sân bay, 13 kinh hạm và 35 tàu khu trục cùng 10 tàu ngầm hạt nhân. Điều này cho thấy quy mô của Hải quân Anh theo thời gian bị giảm dần về số lượng và hướng đến sự tinh nhuệ trong các biên đội tàu và London ít nhiều đã thực hiện được một phần nào đó kế hoạch trên. Nguồn ảnh: Hải quân Hoàn gia Anh.

Ở thời điểm hiện tại, Hải quân Hoàng gia Anh có trong biên chế, 33.280 binh sĩ, cùng 11.000 quân dự bị. Tổng số tàu chiến của London hiện tại cũng chỉ ở mức 76 tàu và đang có chiều hướng giảm dần theo từng năm với ngân sách bị cắt giảm liên tục. Điều này khiến Hải quân Anh nhanh chóng tụt hạng trên nhiều bảng xếp hạng hải quân thế giới. Trong các bảng xếp hạng hải quân 2018, Hải quân Anh chỉ đứng thứ 5 thế giới và thứ 2 ở châu Âu về sức mạnh tổng thể. Nguồn ảnh: Hải quân Hoàn gia Anh.

Lực lượng tàu chiến chủ lực của London hiện tại là 2 tàu đổ bộ cỡ lớn, 19 tàu khinh hạm và tàu khu trục, 7 tàu ngầm tấn công hạt nhân và 4 tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân chiến lược. Không quân Hải quân Hoàng gia Anh có 149 máy bay, chủ yếu là máy bay trực thăng. Nguồn ảnh: tophdimgs.

Mặc dù trước đây từng sở hữu tới 2 tàu sân bay, nhưng ở thời điểm hiện tại Hải quân Anh không có bất cứ tàu sân bay nào trong biên chê, chiếc mới nhất là HMS Queen Elizabeth và London chỉ có kế hoạch đưa vào trang bị hai tàu sân bay loại nay trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Nguồn ảnh: tophdimgs.

Về mặt tổng thể Hải quân Hoàng gia Anh sở hữu sức mạnh hải quân không hề thua kém bất cứ quốc gia nào trên thế giới, tuy nhiên các tàu chiến của London chỉ thiêng về khả năng phòng thủ hơn là tấn công. Trong khi đó các tàu ngầm hạt nhân chỉ đóng vai trò tấn công chiến lược còn biên đội tàu sân bay vẫn trong giai đoạn hiện đại hóa. Do đó với 19 tàu chiến còn lại rất khó để Hải quân Anh có thể duy trì sự hiện diện của mình trên các vùng biển chiến lược, thậm chí họ còn không đủ năng lực để tự bảo vệ mình ở Đại Tây Dương chứ chưa nó đến viễn dương. Nguồn ảnh: tophdimgs.

Nòng cốt của Hải quân Anh hiện nay là 6 tàu khinh hạm trang bị tên lửa dẫn đường lớp Daring (Type 45) với khả năng phòng không vượt trội. Cùng với đó là 13 tàu khu trục lớp Duke (Type 23) hoạt động như một tàu chiến đa năng cũng thiêng về khả năng phòng không hạm đội và chống hạm nhẹ, bản thân các tàu Type 23 chưa từng được đánh giá cao và hoạt động trong Hải quân Anh đã hơn 30 năm nay. Nguồn ảnh: The Drive.

Trong khi đó về năng lực tấn công đổ bộ, Hải quân Anh chỉ có duy nhất tàu đổ bộ tấn công hạng nặng là lớp Albion, đây cũng là lớp tàu chiến lớn nhất của London hiện tại nếu như không kể đến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth (chưa được biên chế). Sức mạnh nổi trội của các tàu lớp Albion chỉ là khả năng vận tải xe tăng và tàu đổ bộ hạng nhẹ hoặc tối đa là hơn 700 lính thủy đánh bộ. Nguồn ảnh: Save the Royal Navy.

Biên đội tàu ngầm hạt nhân Anh hiện tại đều đặt hết hy vọng lên lớp tàu ngầm hạt nhân lớp Vanguard tuy nhiên các tàu ngầm Vanguard không thực sự tốt như những gì London kỳ vọng và kể từ khi đưa vào trang bị nó đang gây ra không ít rắc rối cho Hải quân Anh. Trong khi đó các lớp tàu ngầm hạt nhân khác gồm Astute và Trafalgar lại không đủ sức mạnh để giúp Hải quân Anh duy trì sức mạnh chiến lược dưới lòng đại dương. Cần phải nhắc lại rằng số tàu ngầm hạt nhân của Anh hiện tại cũng chỉ bằng Pháp với 10 tàu. Nguồn ảnh: USNI News.

Kể từ sau chiến tranh Lạnh, Hải quân Hoàng gia Anh dần mất đi vị thế của mình vào tay của Hải quân Mỹ thậm chí ngày nay, Hải quân Anh còn không thể sánh được với Hải quân Trung Quốc. Và một trong những nguyên nhân chính dẫn đến điều này đó là họ đang phụ thuộc quá nhiều vào người Mỹ về mặt quân sự. Nguồn ảnh: Evening Standard.

Nói như vậy là hoàn toàn có cơ sở khi quy mô của Hải quân Anh bị cắt giảm liên tục kể từ đầu năm 1990 cho tới nay, và giới chức Anh cho rằng đã qua rồi nước Anh cần tới một hạm đội tàu chiến đông đảo khi đã có NATO và Mỹ. Lý giải cho sự tụt hậu này, giới báo chí Anh cho rằng lý do nước này có năng lực phòng vệ càng ngày càng kém là do... NATO. Nguồn ảnh: Naval Today.

Truyền thông Anh khẳng định, London đang quá dựa dẫm vào hiệp ước phòng vệ của NATO và Mỹ cũng như "thế thắng" sau chiến tranh Lạnh mà quên mất rằng họ phải tự đứng trên đối chân của chính mình. Dù ngân sách quốc phòng của Anh hàng năm lên tới 45 tỷ USD, thế nhưng ngân sách dành cho Hải quân Anh là cực kỳ khiêm tốn kể cả ngân sách dành cho mua sắm mới lẫn duy trì lực lượng. Nguồn ảnh: DefenceTalk.

Với ngân sách quốc phòng của nước Anh hiện tại, London khó lòng có đủ năng lực tài chính để có thể vừa tái trang bị hay phát triển lực lượng, vừa duy trì được quân số khổng lồ hiện tại vốn đã bị cắt giảm mạnh tay trong khoảng 10 năm trở lại gần đây. Nguồn ảnh: Daily Mail.

Dù vậy Hải quân Anh chưa bao giờ từ bỏ tham vọng quay trở lại đại dương của mình kể cả khi họ không có nhiều sự lựa chọn, thậm chí London đã lên kế hoạch mở rộng biên đội tàu chiến lên đến 90 chiếc trong tương lai gần với việc đưa vào trang bị mới hoặc nâng cấp một loạt tàu chiến hiện có. Kế hoạch này của Hải quân Anh có thể phải mất tới hơn 10 năm. Nguồn ảnh: WhiteFleet.net.

Trong tương lai, Hải quân Hoàng gia Anh có thể sẽ lấy lại được tầm ảnh hưởng của mình ở một số đại dương nằm xa chính quốc, nhưng để có thể lấy lại được vị thế sánh ngang Nga hay Mỹ như trước đây là điều khó có thể xảy ra. Trong khi hiện tại một loạt các quốc gia châu Á khác đang nổi lên vượt mặt cả các nước châu Âu về quy mô hải quân như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Nguồn ảnh: Wyedean Stores

Mời độc giả xem video: Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth thử nghiệm trên biển. (nguồn Hải quân Hoàng gia Anh)

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/suc-manh-hai-quan-anh-sau-472-nam-nhin-lai-1110546.html