Sức mạnh hủy diệt của khu trục USS Nitze của Mỹ vừa áp sát Venezuela

Hải quân Mỹ vừa điều khu trục hạm USS Nitze (DDG-94) áp sát Venezuela sau khi tàu chở hàng của Iran vừa cập cảng nước này. Đây là hành động gia tăng căng thẳng trong khu vực biển Caribbean giữa đại dịch COVID-19 đang hoành hành phức tạp tại Mỹ - Latinh.

Hôm 23/6 vừa qua, Hải quân Hoa Kỳ đã điều động khu trục hạm USS Nitze (DDG-94) đến khu vực biển Caribbean, gần lãnh hải 12 hải lý của Venezuela sau khi một tàu tiếp tế của Iran vừa cập cảng La Guaira của nước này để tiếp tế hàng chục ngàn tấn lương thực. Ảnh: USS Nitze ở ngoài lãnh hải Venezuela hôm 23/6. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Hoa Kỳ tuyên bố họ đang thực hiện tuần tra bảo đảm tự do hàng hải bên ngoài lãnh hải Venezuela nhằm thực hiện quyền tiếp cận các vùng biển quốc tế, giúp bảo vệ những lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, củng cố trật tự thế giới công bằng và đảm bảo nước này có đủ khả năng phản ứng trước các tình huống hỗ trợ nhân đạo hay diễn tập quân sự chung. Ảnh: Tàu khu trục USS Nitze (DDG-94) bên ngoài lãnh hải Venezuela. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Đây là một hành động làm gia tăng căng thẳng trong khu vực biển Caribbean nhất là giữa sự phức tạp hiện nay của đại dịch Covid-19 vốn đang hoành hành tại Mỹ - Latinh. Ảnh: Tàu khu trục USS Nitze (DDG-94) neo đậu.

USS Nitze (DDG-94) được hạ thủy là một khu trục hạm thuộc lớp Arleigh Burke (phiên bản Flight IIA) nổi tiếng của Mỹ, hạ thủy năm 2004 và chính thức đưa vào biên chế hải quân Hoa Kỳ tháng 3/2005. Ảnh: USS Nitze cặp cảng.

Tàu có lượng giãn nước đầy tải 9.600 tấn, dài 155.3m, rộng 20m, tốc độ tối đa hơn 30 hải lý/h. Tàu có thủy thủ đoàn gồm 30 sĩ quan và 350 binh sĩ. Ảnh: Tàu USS Nitze nhìn từ phía sau.

Vũ khí trang bị bao gồm một hải pháo Mk-45 cỡ nòng 127mm ở phía trước mũi tàu. Pháo sử dụng đạn 127x835mm, mỗi viên nặng 31.75kg, tầm bắn tối đa 24km và lên đến 37km đối với phiên bản mới nhất Mk-45 Mod 4. Ảnh: Cận cảnh hải pháo Mk-45 trên tàu USS Nitze

Ngoài ra còn có 2 cụm ống phóng ngư lôi Mk-46 cỡ 324mm, 1 hệ thống phòng thủ tầm gần CIWS Phaxlan đặt ở phía đuôi tàu, 1 hệ thống pháo Mk-38 cỡ nòng 25mm (M242 Bushmaster), 4 súng máy M2 HMG Browning .50 cal. Ảnh: Tàu kéo đưa USS Nitze cập cảng.

Vũ khí mạnh nhất của tàu là 96 ống phóng thẳng đứng đa nhiệm VLS được đặt ở trước thượng tầng và sau đuôi, phía trên Hanga trực thăng của tàu. Các ống phóng tàu có thể triển khai từ tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm cho đến tên lửa hành trình, v.v… giúp con tàu có sức mạnh hủy diệt vô cùng đáng sợ, có thể thổi bay cả một vùng lãnh thổ rộng lớn với số vũ khí nó mang theo trong tay. Ảnh: USS Nitze nhìn từ trên cao.

Tàu cũng có thể triển khai và mang theo hai trực thăng SH-60 Seahawk cho nhiệm vụ chống ngầm và tìm kiếm, bao quát trên biển. Ảnh: Tàu USS Nitze.

Có thể thấy, với việc triển khai khu trực hạm mang tên lửa đến khu vực Caribbean, Hoa Kỳ đã tạo một sự uy hiếp rất lớn lên lãnh thổ Venezuela đặc biệt là đối với chính quyền tổng thống Nicolas Maduro khi chính quyền này đang có những hành động qua lại với Iran. Đồng thời cũng là lời cảnh báo đối với những nước xung quanh và hành động để chứng tỏ với những đồng minh trong khu vực là Hoa Kỳ luôn luôn duy trì sức mạnh trong khu vực Mỹ - Latinh, vốn được xem là sân sau của nước này từ lâu.

Video Tàu khu trục lớp Arleigh Burke - Nòng cốt cho sức mạnh tác chiến trên biển của Hải quân Mỹ - Nguồn: QPVN

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/suc-manh-huy-diet-cua-khu-truc-uss-nitze-cua-my-vua-ap-sat-venezuela-1401377.html