Suy tuyến giáp: Nguyên nhân và cách phòng chống

Đây là một rối loạn nội tiết thường là hệ quả từ sự thiếu hụt của hormone tuyến giáp, tức là tuyến giáp sản xuất hormone không đủ để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Khi mắc bệnh, tuyến giáp có thể phình to (gây bướu cổ). Suy giáp làm tăng nguy cơ tai biến tim mạch, có thể gây hôn mê, ngừng thở...

Triệu chứng:

• Mệt mỏi, sợ lạnh, da khô và thô, tóc dễ rụng gãy.

• Phù niêm mạc toàn thể, da mỡ, nặng mí mắt, lưỡi to dày, nói khàn, khó thở.

• Dễ táo bón.

• Nhịp tim chậm, tim to, tràn dịch màng tim; nếu suy giáp nặng có thể suy tim.

• Suy nghĩ và vận động chậm chạp, nói chậm, trí nhớ giảm.

• Rong kinh hay kinh nguyệt ra nhiều, giảm ham muốn tình dục.

Nguyên nhân:

• Nguyên nhân thường gặp nhất là bệnh viêm giáp Hashimoto do hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bị rối loạn gây ra tổn thương tuyến giáp làm giảm sản xuất nội tiết tố giáp.

• Do suy tuyến yên làm giảm chất kích thích tuyến giáp.

• Do đã bị cắt tuyến giáp hoặc do điều trị iode phóng xạ.

• Do thiếu iod.

• Do các chất hóa học gây ô nhiễm môi trường.

• Do yếu tố di truyền.

Cách phòng chống:

• Chế độ ăn thiếu iod sẽ không cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất nội tiết tố giáp gây ra suy giáp. Vì thế, nên ăn thức ăn giàu i-ốt như cá, hải sản, tảo biển, muối có i-ốt.

• Người mắc bệnh nên bổ sung các thực phẩm có chỉ số glycemic thấp như: khoai tây, ngô, cà rốt, chuối, cam, dứa, đu đủ, dưa hấu; giảm những thực phẩm giàu tinh bột như bột mỳ, đường, ngũ cốc.

• Giảm các thực phẩm làm chậm chức năng hoạt động của tuyến giáp như bông cải xanh, bắp cải, củ cải, viên sắt, viên calci, mù tạt.

Phụ nữ mang thai mắc suy tuyến giáp sẽ thiếu máu, suy tim sung huyết, tiền sản giật, bất thường bánh nhau, đẻ con nhẹ cân và chảy máu nhiều sau sinh.

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/suy-tuyen-giap-nguyen-nhan-va-cach-phong-chong-129601.html