Tác nghiệp cùng các nhà báo quốc tế

Đoàn nhà báo thuộc Hiệp hội báo chí nước ngoài tại Thụy Sỹ và Liechtenstein doông Jean Musy, Chủ tịch Hội, Tổng Giám đốc Đài Phát thanh Geneva Thụy Sỹ dẫn đâùthăm và làm việc tại Việt Nam một tuần trong cuối năm 2017. Tôi được phân công thamgia các hoạt động của đoàn với tư cách đại diện phía Hội Nhà báo Việt Nam.

Nhà báo Phan Hữu Minh cùng các đồng nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Ảnh: TGCC

Thực tiễn luôn sinh động

Trong đoàn, trừ ông Jean Boris Emmanuel nhà báo của Hãng thông tin và nghiên cứu Plurality, Thụy Sỹ đã từng đến TP. Hồ Chí Minh dự đưa tin về một hội thảo quốc tế vào năm 1991, còn lại hầu hết các thành viên trong đoàn đều đến Việt Nam lần đầu. Chính vì thế, khi đón đoàn tại sân bay Nội Bài, các bạn đồng nghiệp nước ngoài tỏ ra bất ngờ vì trong suy nghĩ của họ, Việt Nam như một vùng quê rất nghèo, rất lạc hậu chứ không giống như những gì họ vừa chiêm nghiệm. Trong câu chuyện của cả hành trình một tuần, các nhà báo luôn tìm hiểu về kỳ tích anh hùng trong chiến tranh; còn chúng tôi thì luôn hướng họ tìm hiểu về hiện tại, thời kỳ xây dựng đất nước còn nhiều khó khăn gian khổ này...

Dành một buổi chiều cho lễ ký văn bản hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Thụy Sỹ, một buổi chiều để bạn tiếp kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, thời gian còn lại đi tác nghiệp tại cơ sở. Các nhà báo này đều thành thạo tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha.

Nữ phóng viên Renske Theodora Heddema, phóng viên độc lập làm việc cho các tờ báo lớn của Hà Lan và Bỉ đề xuất được đến với người công nhân sản xuất trực tiếp tại các khu công nghiệp. Jean Edouard Rigaud, nhà báo, phóng viên thường trú của Liên hợp quốc tại Geneva phục vụ cho Hãng thông tấn tại Haiti, Đài Fokú và Báo Observateur tại New York muốn tìm hiểu một cơ sở sản xuất công nghiệp; Martin Rui, phóng viên Báo Expresso de Lisbonne, Bồ Đào Nha và Báo Correio do Brasil thì đề nghị được thăm vùng trồng chè nổi tiếng của Việt Nam.

Còn Pierre Michel Virot, phóng viên Báo Action Hamburg Germany, phóng viên ảnh Tổ chức Y tế thế giới (WTO) muốn tìm hiểu về một mô hình sản xuất và cung ứng nông sản, thực phẩm hữu cơ của Việt Nam... Chúng tôi chọn đi tác nghiệp ở các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, như vậy là đáp ứng yêu cầu của các nhà báo.

Tại Thái Nguyên, đoàn có cuộc tiếp xúc ngắn với lãnh đạo tỉnh để tìm hiểu về thực tế lãnh đạo sản xuất và chăm lo đời sống đồng bào của lãnh đạo các cấp; tìm hiểu hoạt động tại Tập đoàn may xuất khẩu TNG, Tranh đá quý Dũng Tân, Tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình và vùng Chè Tân Cương, Thực phẩm an toàn Thái Cương... Ở Bắc Ninh, đoàn tìm hiểu an toàn thực phẩm trong sản xuất của Nhà máy sữa Bắc Ninh còn ở Quảng Ninh là Xí nghiệp nuôi cấy ngọc trai...

Sản phẩm chè nổi tiếng Tân Cương vẫn chưa thể nổi tiếng ra toàn thế giới. Ảnh: TL

Bài học quý

Cũng đã đi tìm hiểu để viết nhiều, nhưng sau một tuần cùng các nhà báo, chúng tôi học được rất nhiều ở họ về việc chuẩn bị tư liệu, khai thác, phản biện, thẩm định và đưa tin. Mỗi buổi làm việc là một cuộc “vật lộn” về những câu hỏi, truy cứu, tìm tòi phát hiện cái mới, cái lõi của bài báo định viết. Họ lao động cật lực, nghiêm túc và trách nhiệm.

Từ xa lạ đến thân quen và cảm mến, chia sẻ, khi trở lại Thụy Sỹ họ đã viết và đăng trên các báo, phát trên sóng phát thanh ở các châu lục: Âu, Phi, Nam Mỹ... rất tốt về chuyến đi, những điều mới thấy về Việt Nam...

Còn từ góc độ đồng nghiệp, các nhà báo cũng “thì thầm” về những thứ tiếc: Tiếc cho việc PR và đầu tư tập trung của Thái Nguyên còn quá kém. Có vùng thổ nhưỡng cho sản phẩm chè nổi tiếng Tân Cương nhưng sản xuất nhỏ, lẻ, manh mún; sản phẩm đơn điệu, và chắc chắn với cách làm đó, Tân Cương sẽ bị chiếm dụng thương hiệu, một sự thua thiệt nhãn tiền... Còn nuôi cấy ngọc trai trên vịnh Hạ Long, ít nhiều cũng cảnh báo về môi trường...

Các bạn cũng bày tỏ cảm phục những con người lao động sáng tạo như doanh nhân Nguyễn Văn Thời, sản phẩm bán ở khắp các châu lục, đem lại việc làm cho mấy nghìn con người; Doanh nghiệp Thái Cương đi vào lĩnh vực thực phẩm sạch đầy khó khăn khi mà ý thức tiêu dùng còn chưa thật sự coi trọng, nếu được chính quyền giúp đỡ, giới truyền thông quan tâm chắc chắn sẽ giúp ích cho cộng đồng. Một cơ sở sản xuất tranh đá quý Dũng Tân tạo ấn tượng tốt cho các nhà báo, bởi sự tài hoa của nghệ nhân,sự chân thành và mến khách và tên tuổi ấy đã xuất hiện khá dầy trên báo chí nước ngoài...

Giới thiệu, quảng bá cộng với tâm sự chia sẻ, đó là công việc của nhà báo./.

Hữu Minh

Nguồn Người Làm Báo: http://nguoilambao.vn/tac-nghiep-cung-cac-nha-bao-quoc-te-n8890.html