Tài chính 24h: Các ngân hàng toan tính gì khi chạy đua làm sạch sở hữu?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cho rằng, các ngân hàng đã muốn thoái các khoản đầu tư không hiệu quả từ lâu, nhưng do thị trường không ủng hộ, nên chưa làm được. Hiện tại là thời điểm thích hợp để các ngân hàng thoái vốn khỏi các ngân hàng yếu.

Ảnh minh họa.

Chạy đua làm sạch sở hữu, ngân hàng toan tính gì?

VietinBank vừa thông báo sẽ bán toàn bộ 4,91% cổ phần tại Saigonbank. Trong tháng 10 này, Vietcombank cũng sẽ chào bán 2,47% cổ phần tại MB và 3,7% cổ phần tại Eximbank. Động thái ráo riết bán cổ phần của các ngân hàng lớn không chỉ là làm sạch sở hữu theo quy định...

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cho rằng, các ngân hàng đã muốn thoái các khoản đầu tư không hiệu quả từ lâu, nhưng do thị trường không ủng hộ, nên chưa làm được. Hiện tại là thời điểm thích hợp để các ngân hàng thoái vốn khỏi các ngân hàng yếu. (Xem thêm)

Xử lý nợ xấu: Cần nguồn lực rất lớn về vốn

Qua diễn biến xử lý nợ xấu, nhiều chuyên gia cho rằng, để xử lý nợ xấu nhanh, thực chất và hiệu quả cần nguồn lực rất lớn cả về vốn, con người và cơ chế chính sách, trong đó đặc biệt về vốn. TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia tài chính – ngân hàng cho rằng, để có thể giảm nợ xấu xuống nữa cần phải tăng vốn điều lệ cho VAMC.

Bởi từ năm 2018, với định hướng tập trung đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ xấu theo giá thị trường, các TCTD đã đăng ký bán nợ thị trường cho VAMC với tổng số nợ dự kiến bán khoảng 20.000 tỷ đồng. Trong khi với vốn điều lệ hiện có của VAMC là 2.000 tỷ đồng thì chưa đáp ứng được một phần nhu cầu bán nợ của các TCTD. (Xem thêm)

Cẩn trọng với tỷ lệ tín dụng/GDP quá cao

Báo cáo về thị trường tiền tệ tháng 9/2018 của bộ phận phân tích SSI Retail Research thuộc công ty chứng khoán SSI cho biết, trong những năm gần đây, tín dụng tăng nhanh đã đẩy dư nợ tín dụng lên mức 7 triệu tỷ đồng, tương đương 130% GDP so với mức 100% GDP vào cuối năm 2014.

Chênh lệch tín dụng/GDP (Credit-to-GDP gap) đã liên tục tăng từ mức âm trong năm 2014 lên 30% trong năm 2018. Đây là mức cao so với mặt bằng chung của các nước trên thế giới và trong khu vực. (Xem thêm)

Giá vàng “bất động” khi giá USD không ngừng tăng

Khảo sát sáng 9/10 giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) vẫn đang giữ nguyên niêm yết ở mức 36,38 - 36,52 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, Tập đoàn Doji cũng đang niêm yết vàng miếng ở mức 36,40 - 36,50 triệu đồng/lượng, không đổi so với sáng hôm qua. (Xem thêm)

Các ngân hàng đồng loạt đẩy giá USD cao kịch trần

Sáng 9/10, tỷ giá trung tâm tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước đẩy lên mức cao kỷ lục mới, kéo theo một số ngân hàng thương mại cũng đẩy giá USD lên mức cao kịch trần.

Cụ thể, BIDV đang niêm yết giá USD ở mức 23.315-23.395 đồng/USD, tăng 5 đồngở cả hai chiều mua vào - bán ra.

Techcombank đang niêm yết giá USD ở mức 23.290-23.400 đồng/USD, tăng 10 đồng chiều bán ra. (Xem thêm)

Vì sao cho vay trực tuyến lãi suất 720% vẫn có đất sống?

Việc loại hình vay này nở rộ thời gian qua, theo TS. Cấn Văn Lực là do trong thực tế đời sống luôn có người cần vay và người muốn cho vay. Ngoài ra, do công nghệ đang phát triển rất nhanh, hỗ trợ cho nhu cầu hiện hữu, tức hoạt động tín dụng lúc này sẽ không cần thông qua các định chế tài chính trung gian, nên người vay và bên cho vay có thể kết nối với nhau một cách nhanh chóng. Đặc biệt nó phù hợp với nhu cầu xã hội, tâm lý thích thủ tục đơn giản cũng như tình hình phát triển trong thời đại công nghệ được phổ biến rộng rãi như hiện nay. (Xem thêm)

Tài chính 24h: Mới 3 quý nhiều ngân hàng đã chạm đích lợi nhuận cả năm

Tài chính tuần qua: Việt Nam không thể cấm được cho vay ngang hàng?

Tài chính 24h: Lật tẩy mánh lới tinh vi của đối tượng cho vay nặng lãi

HOÀNG HÀ

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chinh-24h-cac-ngan-hang-toan-tinh-gi-khi-chay-dua-lam-sach-so-huu-3474321.html