Tài chính 24h: Khi Bitcoin bị gọi là 'trò lừa đa cấp'

Theo CNBC, ngân hàng này nhìn nhận Bitcoin giống với trò lừa đa cấp Ponzi - hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận mà rủi ro thấp cho nhà đầu tư.

Ảnh minh họa.

Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á gọi Bitcoin là “trò lừa đa cấp”

"Chúng tôi thấy Bitcoin giống với mô hình lừa đảo Ponzi", David Gledhill, trưởng nhóm thông tin, công nghệ và vận hành tại ngân hàng DBS của Singapore cho biết.

Ponzi là mô hình lừa đảo từ thế kỷ trước, hứa hẹn mang lại lợi nhuận lớn mà ít rủi ro cho nhà đầu tư. Mô hình Ponzi tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư cũ bằng cách tìm thêm nhà đầu tư mới. Cụ thể, nhà đầu tư cũ được trả lãi bằng số tiền của các nhà đầu tư mới. Mô hình này cuối cùng sụp đổ khi không còn đủ tiền trả lãi toàn hệ thống.

Giao dịch Bitcoin có chi phí "đắt đến khó tin" và "tất cả các chi phí này được giấu nhẹm thông qua hệ thống mã hóa", Gledhill nói tại Lễ hội Công nghệ tài chính Singapore (Singapore Fintech Festival). (Xem tiếp)

Chuyện ngân hàng tăng vốn: Người vẫn loay hoay, kẻ bỏ giữa chừng!

Số liệu từ Ngân hàng nhà nước cho thấy, tính đến cuối tháng 8/2017, hệ số an toàn vốn (CAR) của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ ở mức 9,69%, sát với ngưỡng yêu cầu tối thiểu là 9%. Trong khi đó, hệ số này ở khối NHTM cổ phần có nhỉnh hơn, 11,12%.

Dù vậy, theo các chuyên gia, khi áp dụng cách tính theo chuẩn Basel II, thì CAR của các ngân hàng sẽ giảm thêm 2%-3% so với cách tính hiện tại do cách tính mới vừa làm giảm vốn tự có lại làm tăng tài sản có rủi ro, từ đó tác động tiêu cực đến CAR.

Trong khi đó, bắt đầu từ tháng 9/2017, 10 ngân hàng thí điểm đã bắt đầu triển khai theo Basel II. NHNN cũng đã đưa ra lộ trình đến năm 2019 cả 10 ngân hàng trên sẽ hoàn thành việc thí điểm, sau đó sẽ mở rộng áp dụng Basel II với các NHTM khác trong hệ thống.

Vì vậy, có thể nói, việc tăng vốn hiện nay đối với các nhà băng không chỉ để tăng nội lực tài chính mà còn là nhiệm vụ tất yếu để có thể đáp ứng các yêu cầu trong tương lai gần. (Xem tiếp)

Trốn đóng tiền bảo hiểm, doanh nghiệp đối mặt với án hình sự

Trong 187 vụ doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội do công đoàn khởi kiện, tòa án nhân dân các cấp đã hòa giải thành công 18 vụ, tòa án cấp huyện ở một tỉnh thụ lý 2 vụ án, 48 vụ trả lại hồ sơ, số còn lại tòa án không thụ lý giải quyết chủ yếu do không có giấy ủy quyền của những người lao động hoặc công đoàn cơ sở cho công đoàn cấp trên khởi kiện, mà điều này rất khó bởi công đoàn cơ sở, người lao động tại chính doanh nghiệp không thể và không dám ủy quyền cho công đoàn cấp trên khởi kiện chính doanh nghiệp của mình. Làm điều này đồng nghĩa với nguy cơ cao sẽ mất việc làm…

Theo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện có khoảng hơn 2.000 tỷ đồng nợ bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, tồn tại cầm chừng hoặc doanh nghiệp bỏ trốn, không thể thu hồi. Điều này khiến quyền lợi của 193.000 người lao động ở các doanh nghiệp đang bị “treo”, chưa có hướng giải quyết.

“Việc doanh nghiệp trốn đóng, nợ bảo hiểm xã hội, trong đó không ít doanh nghiệp hàng tháng vẫn trừ một phần tiền lương đều đặn của người lao động với lý do để đóng bảo hiểm xã hội không chỉ xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp đáng của người lao động, mà còn tác động xấu đến an toàn, cân đối nguồn quỹ bảo hiểm xã hội. (Xem tiếp)

Agribank bán đấu giá cổ phần tại Tổng công ty vàng Agribank và Agritour

Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) sẽ tổ chức bán đấu giá cổ phần của Tổng Công ty Vàng Agribank Việt Nam - CTCP (AJC) và CTCP Du lịch Thương mại Nông nghiệp Việt Nam (Agritour) do ngân hàng này sở hữu.

Theo đó, Agribank sẽ đấu giá hơn 12,6 triệu cổ phần của AJC với giá khởi điểm 13.900 đồng/cổ phiếu.

Bên cạnh đó, Agibank cũng sẽ đấu giá 5,29 triệu cổ phần Agritour, tương đương 2,3% vốn điều lệ với giá khởi điểm 18.990 đồng/cổ phiếu (Xem tiếp)

LINH LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chinh-24h-khi-bitcoin-bi-goi-la-tro-lua-da-cap-3415749.html