Tái hiện nghi lễ rước diều cổ hơn 300 năm tuổi mong năm mới mưa thuận gió hòa

Sáng 25/1 (tức 15/12 Âm lịch), tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) đã diễn ra nghi lễ rước diều hơn 300 năm tuổi trong chương trình Tết cổ truyền của người Việt - Happy Tết 2024.

Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Diều Việt Nam, đây là con diều cổ có từ thời Lê, được bảo tồn tại Đền Song An (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Diều có chiều dài 100m, được làm hoàn toàn bằng tre, giấy; sáo và dây diều cũng được làm bằng tre.

Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Diều Việt Nam, đây là con diều cổ có từ thời Lê, được bảo tồn tại Đền Song An (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Diều có chiều dài 100m, được làm hoàn toàn bằng tre, giấy; sáo và dây diều cũng được làm bằng tre.

Dây của diều hơn 300 năm tuổi.

Dây của diều hơn 300 năm tuổi.

Từ thời Lê, lễ hội Sáo Đền (lễ hội thả diều Đền Song An) thường diễn ra vào đầu xuân năm mới. Trong những ngày Tết cổ truyền, vua cho quân lính thả diều để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ngày nay, lễ hội vẫn được bảo tồn, gìn giữ và phát huy tại Song An nhằm tưởng nhớ những vị tướng thời Lê, trở thành nét đẹp truyền thống của xã Song An. Năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận “Tục chơi sáo diều trong lễ hội Sáo Đền" ở xã Song An, huyện Vũ Thư là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Từ thời Lê, lễ hội Sáo Đền (lễ hội thả diều Đền Song An) thường diễn ra vào đầu xuân năm mới. Trong những ngày Tết cổ truyền, vua cho quân lính thả diều để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ngày nay, lễ hội vẫn được bảo tồn, gìn giữ và phát huy tại Song An nhằm tưởng nhớ những vị tướng thời Lê, trở thành nét đẹp truyền thống của xã Song An. Năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận “Tục chơi sáo diều trong lễ hội Sáo Đền" ở xã Song An, huyện Vũ Thư là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Nghi lễ rước diều cổ hơn 300 năm tuổi tại Hoàng Thành Thăng Long.

Nghi lễ rước diều cổ hơn 300 năm tuổi tại Hoàng Thành Thăng Long.

Tại không gian giới thiệu văn hóa diều Việt Nam còn có nhiều hoạt động trải nghiệm như: Nghệ nhân kể chuyện diều, hướng dẫn người dân và du khách cách làm diều và vẽ trên những cánh diều.

Tại không gian giới thiệu văn hóa diều Việt Nam còn có nhiều hoạt động trải nghiệm như: Nghệ nhân kể chuyện diều, hướng dẫn người dân và du khách cách làm diều và vẽ trên những cánh diều.

Ngoài con diều cổ, Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Diều Việt Nam sẽ trưng bày 200 con diều các loại, đến từ nhiều câu lạc bộ diều trên cả nước.

Ngoài con diều cổ, Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Diều Việt Nam sẽ trưng bày 200 con diều các loại, đến từ nhiều câu lạc bộ diều trên cả nước.

Chương trình “Happy Tết 2024” kéo dài từ ngày 24-28/1 do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội tổ chức.

Chương trình “Happy Tết 2024” kéo dài từ ngày 24-28/1 do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội tổ chức.

Điểm nhấn cho chuỗi trải nghiệm Tết cổ truyền của người Việt là hình ảnh nhà ga với chuyến đi có ý nghĩa đặc biệt, đưa những người con xa quê về quê ăn Tết. Xuất phát từ mô hình ga Hà Nội, “Chuyến tàu Quê hương” sẽ đưa người dân và du khách chiêm ngưỡng những vườn hoa xuân rực rỡ bên cây cầu Long Biên cổ kính.

Điểm nhấn cho chuỗi trải nghiệm Tết cổ truyền của người Việt là hình ảnh nhà ga với chuyến đi có ý nghĩa đặc biệt, đưa những người con xa quê về quê ăn Tết. Xuất phát từ mô hình ga Hà Nội, “Chuyến tàu Quê hương” sẽ đưa người dân và du khách chiêm ngưỡng những vườn hoa xuân rực rỡ bên cây cầu Long Biên cổ kính.

Chương trình “Happy Tết 2024 - Lan tỏa bản sắc văn hóa Tết truyền thống" có quy mô 3.000 - 3.500m2, là sự kết hợp độc đáo của nét truyền thống Tết Cung đình xưa với văn hóa Tết nay. Chương trình giới thiệu nhiều không gian văn hóa Tết độc đáo của cả 3 miền: “Chuyến tàu Quê hương”, “Không gian nhà Hà Nội xưa”, “Không gian Tết miền Trung”, “Không gian Tết miền Nam”, “Không gian Tết sắc màu dân tộc”… cùng nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn mang đậm Tết truyền thống Việt Nam.

Chương trình “Happy Tết 2024 - Lan tỏa bản sắc văn hóa Tết truyền thống" có quy mô 3.000 - 3.500m2, là sự kết hợp độc đáo của nét truyền thống Tết Cung đình xưa với văn hóa Tết nay. Chương trình giới thiệu nhiều không gian văn hóa Tết độc đáo của cả 3 miền: “Chuyến tàu Quê hương”, “Không gian nhà Hà Nội xưa”, “Không gian Tết miền Trung”, “Không gian Tết miền Nam”, “Không gian Tết sắc màu dân tộc”… cùng nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn mang đậm Tết truyền thống Việt Nam.

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/tai-hien-nghi-le-ruoc-dieu-co-hon-300-nam-tuoi-mong-nam-moi-mua-thuan-gio-hoa-169240125135609843.htm