Tài lộc như nước, chỉ những người này mới có được phú quý dài lâu

Con người quan trọng nhất là chữ Đức, cũng bởi thế nên cổ nhân mới dạy: Có đức mặc sức mà ăn.

Đối với sự quay vòng của tiền tài, mọi người thường dùng tiền lưu thông để hình dung:

Tiền tài để trong ngân hàng có thể sẽ bị đóng băng, hoặc co ngót lại do một biến cố lớn.

Giá trị thị trường của cổ phiếu có thể bốc hơi trong chớp mắt.

Là người làm ăn, đương nhiên sẽ hy vọng tài lộc cuồn cuộn chảy về. Xem ra như vậy thì thuộc tướng của tài lộc giống như nước, có rất nhiều đặc trưng giống với nước.

Trong “Sử ký” Tư Mã Thiên có viết: “Đắt cực đỉnh sẽ chuyển thành rẻ, rẻ cực đỉnh sẽ chuyển thành đắt. Đắt thì bán tống bán tháo như đất bụi, rẻ thì thu mua về như châu ngọc. Tiền tài đi như nước chảy”.

Tiền tài lưu thông lưu chuyển tự nhiên theo trật tự như nước chảy. Trong “Sử ký” đã liệt kê bảng xếp hạng đại phú cổ đại, cũng đã nói rõ nguồn gốc của tài lộc là đến từ “Đức”: “Giàu lại thích hành đức”.

Vì hoàn cảnh chỉnh thể là coi trọng đức, thế nên đã hình thành thể hệ đạo đức tốt, phong khí người dân chất phác, tín nghĩa thịnh hành, mọi người làm ăn buôn bán tự nhiên cũng đã có một phần đảm bảo, đó là sự đảm bảo đến từ “Đức”, sự đảm bảo này thậm chí còn vượt xa sự bảo vệ bằng pháp luật hiện nay.

Đường Thái Tông nói ra tư tưởng quản lý chính sự: “Nước có thể chở thuyền, cũng có thể lật thuyền”. Tài lộc như nước đương nhiên cũng có đặc tính tương tự. Hãy xem những tham quan bị trừng trị, có kẻ nào không phải bị sóng lớn của tài lộc lật chìm không? Hết thảy những gì ở thế gian, bao gồm tài lộc đều vận hành theo Đạo, vì vậy giáo huấn xưa thường nói: “Người thuận theo Trời thì hưng thịnh, kẻ trái người với Trời thì bại vong”. Đạo quản lý chính sự và tài lộc đều như thế cả.

Rất nhiều tỷ phú phương Tây đều vui làm từ thiện, đem tài lộc trao tặng lại xã hội. Warren Buffett đem 99% tài sản của mình trao tặng lại xã hội, ông nói với mọi người rằng: “Mục đích sáng tạo ra tài sản là để chia sẻ”.

Đặc tính lưu động như nước của tài lộc, tài sản trao tặng lại xã hội, cũng rất giống với đem nước trong cái hồ lớn nhà mình chảy về với biển tài lộc, trở về với “Đức” – nơi tập kết cuối cùng của tài lộc.

Do đó một số gia tộc ở phương Tây đã trường tồn, được hưởng tài lộc và vinh dự đời đời, đã vượt xa quy luật thép “Giàu không quá 3 đời”. Có lẽ đó cũng là do lợi ích được sự bảo hộ của “Đức” khi khảng khái trao tặng lại cho xã hội.

Suy nghĩ chuyện tài lộc xưa nay, thấy rằng đằng sau các hiện tượng trong đó còn có một tầng ý nghĩa thú vị. Tài lộc như nước, nó chảy qua nơi nào là tưới tắm tốt tươi vạn vật, thành các ốc đảo xanh tươi. Người trọng đức hành thiện thí xả thì có thể giữ được đức mà phú quý dài lâu, chính là ở những ốc đảo xanh tốt do tài lộc sinh ra này mà an thân lập mệnh, vui sống tuổi Trời, để lại “Đức” phù hộ cháu con.

Tích đức không cần ai thấy, hành thiện tự có Trời biết

Yêu không phải là tìm kiếm một người hoàn hảo, mà là, phải học cách dùng đôi mắt hoàn hảo, để ngắm nhìn một người không hoàn hảo.

Tích đức không cần người khác thấy, hành thiện tự có Trời biết.

Người làm việc thiện, phúc tuy chưa đến, họa đã đi xa.

Người làm việc ác, họa tuy chưa đến, phúc đã đi xa.

Người làm việc tốt, giống như cỏ trong vườn xuân, không thấy trưởng thành, lâu ngày sinh sôi.

Người làm việc ác, giống như đá mài dao, không thấy hao tổn, lâu ngày mới mòn.

Phúc họa vô môn luôn tại tâm (ý nói phúc và họa không có cửa để chúng ta đi vào nó, mà nó được hình thành qua suy nghĩ tốt hoặc xấu trong tâm của chúng ta).

Điều đáng sợ của hành động làm ác không phải là bị người khác phát hiện, mà là chính mình tự biết;

Điều đáng khen của hành động lương thiện, không nằm ở lời khen của người khác, mà là nằm ở sự an vui của chính mình.

Đời người, có bao nhiêu toan tính, thì có bấy nhiêu đau khổ.

Có bao nhiêu khoan dung, thì có bấy nhiêu niềm vui.

Đau khổ và niềm vui đều là sự phóng chiếu của tâm linh, giống như trong gương có cái gì, là do sự vật đứng trước gương quyết định.

Trong lòng không buông bỏ được, tự nhiên sẽ thành gánh nặng, gánh nặng càng nhiều, đời người càng không vui.

Tâm toan tính giống như cái túi quần, tâm khoan dung giống như cái phễu.

Tâm phức tạp thích toan tính, tâm đơn giản dễ vui vẻ.

Biết khoan dung, con đường đời mới có thể càng đi càng rộng.

Oán hận là một ly rượu độc, cái bị giết chết là niềm vui của chính mình.

Dùng sai lầm của người khác để trừng phạt bản thân, là một chuyện vô cùng ngu xuẩn. Vậy chi bằng, tha thứ cho lỗi lầm của người khác, vui vẻ với cuộc đời của mình.

Không khoan thứ cho người khác, thật ra là đang không bỏ qua với chính mình.

Tấm lòng của một người có thể dung chứa được bao nhiêu người, thì có thể thắng được bấy nhiêu lòng người.

Tấm lòng rộng mở, mới có thể thành tựu sự nghiệp, mới có đời người yên bình và vui tươi.

Tâm rộng lớn, thì tất cả mọi chuyện đều nhỏ hết.

Chuyện lớn chuyện khó, xem cách đảm đương.

Nghịch cảnh thuận cảnh, xem tấm lòng.

Là vui hay giận, xem tu tính.

Có mất có được, xem trí tuệ.

Là thành là bại, xem kiên trì.

Mọi chuyện thuận theo tự nhiên.

Vạn sự xử trí an nhiên.

Lúc đắc ý điềm nhiên.

Lúc thất ý thản nhiên.

Gian nan trắc trở xem như tất nhiên.

Trải nghiệm hết vô thường mới ngộ ra.

Uống loại trà thanh khiết, ngậm cái miệng thị phi, kết giao bạn ngộ đạo.

Tình yêu đích thực, là chấp nhận, không phải chịu đựng; là ủng hộ, không phải chi phối; là hỏi thăm, không phải chất vấn.

Tình yêu đích thực, phải cám ơn, cũng phải xin lỗi; phải ân cần, cũng phải thông cảm; phải nhận lỗi, cũng phải sửa lỗi.

Tình yêu đích thực, không phải nghi ngờ lẫn nhau, mà là cùng nhau nhìn về một hướng.

Thật ra, yêu không phải là tìm kiếm một người hoàn hảo. Mà là, phải học cách dùng đôi mắt hoàn hảo, để ngắm nhìn một người không hoàn hảo.

Theo Min/Khoevadep

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tai-loc-nhu-nuoc-chi-nhung-nguoi-nay-moi-co-duoc-phu-quy-dai-lau-1171120.html