Tại sao Hải quân Mỹ trang bị lại tên lửa Harpoon cho tàu ngầm?

Trước sự lớn mạnh và đe dọa của Hải quân Trung Quốc, Mỹ buộc phải trang bị lại tên lửa chống hạm Harpoon trên tàu ngầm của họ, sau một phần tư thế kỷ, rút loại tên lửa này ra khỏi lực lượng tàu ngầm.

 Tên lửa chống hạm Harpoon được Hải quân Mỹ phát triển vào thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh; được đưa vào sử dụng từ năm 1977 và kể từ đó, đã được sản xuất với số lượng lớn và đã nhiều lần được hiện đại hóa. Tên lửa Harpoon hiện vẫn là tên lửa chống hạm chủ lực, của Hải quân và Không quân Mỹ.

Tên lửa chống hạm Harpoon được Hải quân Mỹ phát triển vào thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh; được đưa vào sử dụng từ năm 1977 và kể từ đó, đã được sản xuất với số lượng lớn và đã nhiều lần được hiện đại hóa. Tên lửa Harpoon hiện vẫn là tên lửa chống hạm chủ lực, của Hải quân và Không quân Mỹ.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô sụp đổ, hải quân Mỹ đã không có kẻ thù thực sự trên biển trong nhiều năm. Do vậy, tầm quan trọng của tên lửa chống hạm Harpoon đối với Hải quân Mỹ ngày càng giảm sâu.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô sụp đổ, hải quân Mỹ đã không có kẻ thù thực sự trên biển trong nhiều năm. Do vậy, tầm quan trọng của tên lửa chống hạm Harpoon đối với Hải quân Mỹ ngày càng giảm sâu.

Vì lý do này, số tên lửa Harpoon đã bị tàu ngầm Mỹ rút khỏi biên chế trong nhiều thập kỷ. Hơn nữa, các tàu khu trục của Mỹ cũng thường ra khơi, mà không có tên lửa chống hạm Harpoon trên tàu.

Vì lý do này, số tên lửa Harpoon đã bị tàu ngầm Mỹ rút khỏi biên chế trong nhiều thập kỷ. Hơn nữa, các tàu khu trục của Mỹ cũng thường ra khơi, mà không có tên lửa chống hạm Harpoon trên tàu.

Tuy nhiên, tình hình hiện đang thay đổi. Như đã đưa tin vào tháng 2/2021 bởi tạp chí Popular Mechanics của Mỹ, tên lửa Harpoon đang được bố trí trở lại các tàu ngầm của Hải quân Mỹ, sau 25 năm gián đoạn.

Tuy nhiên, tình hình hiện đang thay đổi. Như đã đưa tin vào tháng 2/2021 bởi tạp chí Popular Mechanics của Mỹ, tên lửa Harpoon đang được bố trí trở lại các tàu ngầm của Hải quân Mỹ, sau 25 năm gián đoạn.

Rõ ràng, lý do cho sự trở lại của tên lửa chống hạm Harpoon trên tàu ngầm Mỹ, là họ cần một tên lửa chống hạm phù hợp, khi Hải quân Mỹ một lần nữa có đối thủ thực sự trên biển, nhưng bây giờ không còn là Nga, mà là Trung Quốc.

Rõ ràng, lý do cho sự trở lại của tên lửa chống hạm Harpoon trên tàu ngầm Mỹ, là họ cần một tên lửa chống hạm phù hợp, khi Hải quân Mỹ một lần nữa có đối thủ thực sự trên biển, nhưng bây giờ không còn là Nga, mà là Trung Quốc.

Vào cuối năm 2020, hạm đội hải quân Trung Quốc đã vượt qua hạm đội Mỹ về số lượng tàu chiến. Cho đến nay, Hải quân Mỹ vẫn nắm trong tay về số lượng tàu, nhưng hạm đội Trung Quốc sẽ sớm có thể vượt qua hạm đội Mỹ, đặc biệt là với tốc độ đóng tàu chiến lớn như hiện nay.

Vào cuối năm 2020, hạm đội hải quân Trung Quốc đã vượt qua hạm đội Mỹ về số lượng tàu chiến. Cho đến nay, Hải quân Mỹ vẫn nắm trong tay về số lượng tàu, nhưng hạm đội Trung Quốc sẽ sớm có thể vượt qua hạm đội Mỹ, đặc biệt là với tốc độ đóng tàu chiến lớn như hiện nay.

Gần đây, Trung Quốc đã chế tạo các tàu khu trục nhỏ và tàu hộ tống với số lượng hàng chục chiếc mỗi năm. Điều quan trọng nữa, là hải quân và công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã làm chủ được việc đóng tàu sân bay, vốn là tàu chiến lớn nhất cho đến nay.

Gần đây, Trung Quốc đã chế tạo các tàu khu trục nhỏ và tàu hộ tống với số lượng hàng chục chiếc mỗi năm. Điều quan trọng nữa, là hải quân và công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã làm chủ được việc đóng tàu sân bay, vốn là tàu chiến lớn nhất cho đến nay.

Hải quân Trung Quốc trước đây đã đứng đầu thế giới về số lượng tàu khu trục nhỏ, tàu ngầm điện-diesel, tàu tên lửa và tàu tuần tra, cũng như tàu đổ bộ (chỉ kém Mỹ về tổng trọng tải và công suất). Do đó, việc đưa tên lửa chống hạm Harpoon trở lại tàu ngầm, là yêu cầu cấp bách đối với Hải quân Mỹ hiện nay.

Hải quân Trung Quốc trước đây đã đứng đầu thế giới về số lượng tàu khu trục nhỏ, tàu ngầm điện-diesel, tàu tên lửa và tàu tuần tra, cũng như tàu đổ bộ (chỉ kém Mỹ về tổng trọng tải và công suất). Do đó, việc đưa tên lửa chống hạm Harpoon trở lại tàu ngầm, là yêu cầu cấp bách đối với Hải quân Mỹ hiện nay.

Nỗ lực đưa tên lửa chống hạm Harpoon trở lại tàu ngầm Mỹ, nằm trong một số chương trình, đang được Lầu Năm Góc thực hiện, như một phần của nhiều lựa chọn, nhằm kiềm chế khả năng ngày càng tăng các hạm đội của Trung Quốc và Nga.

Nỗ lực đưa tên lửa chống hạm Harpoon trở lại tàu ngầm Mỹ, nằm trong một số chương trình, đang được Lầu Năm Góc thực hiện, như một phần của nhiều lựa chọn, nhằm kiềm chế khả năng ngày càng tăng các hạm đội của Trung Quốc và Nga.

Hiện vẫn chưa rõ chi phí của việc đưa tên lửa Harpoon trở lại biên chế tàu ngầm, cũng như tổng số tên lửa đã mua. Vào cuối tháng 1/2021, Hải quân Mỹ đã ký hợp đồng với Boeing, trang bị tên lửa Harpoon mới cho tàu ngầm hạt nhân đa năng lớp Los Angeles, vào năm tài chính 2021.

Hợp đồng được ký kết sau vụ phóng thử thành công tên lửa Harpoon vào tàu mục tiêu, từ tàu ngầm hạt nhân đa năng USS Olympia, trong cuộc tập trận RIMPAC-2018 ngoài khơi Hawaii. Đây là lần phóng tên lửa chống hạm Harpoon đầu tiên từ tàu ngầm Mỹ, kể từ năm 1997; trước khi chúng ngừng hoạt động.

Hợp đồng được ký kết sau vụ phóng thử thành công tên lửa Harpoon vào tàu mục tiêu, từ tàu ngầm hạt nhân đa năng USS Olympia, trong cuộc tập trận RIMPAC-2018 ngoài khơi Hawaii. Đây là lần phóng tên lửa chống hạm Harpoon đầu tiên từ tàu ngầm Mỹ, kể từ năm 1997; trước khi chúng ngừng hoạt động.

Theo tạp chí Seapower của Mỹ, hợp đồng mới nhất là về việc nâng cấp ít nhất 20 tên lửa Harpoon cho các tàu ngầm của Hải quân Mỹ. Việc triển khai tên lửa UGM-84A Harpoon Block 1C, được dự kiến thực hiện trên các tàu ngầm lớp Los Angeles.

Theo tạp chí Seapower của Mỹ, hợp đồng mới nhất là về việc nâng cấp ít nhất 20 tên lửa Harpoon cho các tàu ngầm của Hải quân Mỹ. Việc triển khai tên lửa UGM-84A Harpoon Block 1C, được dự kiến thực hiện trên các tàu ngầm lớp Los Angeles.

Các tên lửa này, được thiết kế để phóng qua các ống phóng ngư lôi trên tàu. Trong biên chế của Hải quân Mỹ, 32 tàu ngầm lớp Los Angeles vẫn còn hoạt động, chiếm số lượng nhiều nhất. Đồng thời, những chiếc tàu ngầm này không thuộc loại tàu ngầm tiên tiến nhất của Mỹ, vì chúng được đóng từ năm 1972 đến năm 1996.

Các tên lửa này, được thiết kế để phóng qua các ống phóng ngư lôi trên tàu. Trong biên chế của Hải quân Mỹ, 32 tàu ngầm lớp Los Angeles vẫn còn hoạt động, chiếm số lượng nhiều nhất. Đồng thời, những chiếc tàu ngầm này không thuộc loại tàu ngầm tiên tiến nhất của Mỹ, vì chúng được đóng từ năm 1972 đến năm 1996.

Điều đáng chú ý là RIMPAC-2018 đã trở thành một cuộc tập trận hải quân, trong đó tên lửa Harpoon được sử dụng rộng rãi. Ngoài việc phóng tên lửa từ tàu ngầm, tên lửa còn được phóng từ máy bay chống ngầm P-8 Poseidon của Anh và từ khinh hạm của Hải quân Singapore. Tổng cộng đã có 6 tên lửa Harpoon đã được phóng trong cuộc tập trận.

Điều đáng chú ý là RIMPAC-2018 đã trở thành một cuộc tập trận hải quân, trong đó tên lửa Harpoon được sử dụng rộng rãi. Ngoài việc phóng tên lửa từ tàu ngầm, tên lửa còn được phóng từ máy bay chống ngầm P-8 Poseidon của Anh và từ khinh hạm của Hải quân Singapore. Tổng cộng đã có 6 tên lửa Harpoon đã được phóng trong cuộc tập trận.

Harpoon là tên lửa hành trình chống hạm của Mỹ, đã trở thành một trong những loại tên lửa được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Tên lửa được phát triển từ đầu những năm 1970, bởi các kỹ sư của McDonnell Douglas (hiện là chi nhánh của Boeing).

Harpoon là tên lửa hành trình chống hạm của Mỹ, đã trở thành một trong những loại tên lửa được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Tên lửa được phát triển từ đầu những năm 1970, bởi các kỹ sư của McDonnell Douglas (hiện là chi nhánh của Boeing).

Tên lửa Harpoon được trang bị động cơ tuốc bin phản lực và có tốc độ bay cận âm (không quá 850 km/h). Tên lửa bay bám biển ở độ cao chỉ từ 2-5 mét, nên rất khó bị radar đối phương phát hiện và có thể hoạt động trong tất cả mọi điều kiện thời tiết, tầm bắn trong khoảng 120-280 km (tùy thuộc vào phiên bản).

Tên lửa Harpoon được trang bị động cơ tuốc bin phản lực và có tốc độ bay cận âm (không quá 850 km/h). Tên lửa bay bám biển ở độ cao chỉ từ 2-5 mét, nên rất khó bị radar đối phương phát hiện và có thể hoạt động trong tất cả mọi điều kiện thời tiết, tầm bắn trong khoảng 120-280 km (tùy thuộc vào phiên bản).

Tên lửa Harpoon được trang bị một radar chủ động để bắt mục tiêu, tên lửa sử dụng đầu đạn phân mảnh nặng 221 kg, có sức nổ cao, trong khi khối lượng của toàn bộ tên lửa là 691 kg. Tên lửa có thể tiến công mục tiêu theo hai cách, bay ngang bình thường vào thân tàu và tấn công tàu địch theo kiểu bổ nhào

Tên lửa Harpoon được trang bị một radar chủ động để bắt mục tiêu, tên lửa sử dụng đầu đạn phân mảnh nặng 221 kg, có sức nổ cao, trong khi khối lượng của toàn bộ tên lửa là 691 kg. Tên lửa có thể tiến công mục tiêu theo hai cách, bay ngang bình thường vào thân tàu và tấn công tàu địch theo kiểu bổ nhào

Harpoon được thiết kế và chế tạo theo sơ đồ khí động học thông thường, tên lửa có thiết kế mô-đun thân liền khối, có 8 cánh nâng, hình chữ thập, và bốn bánh lái. Cánh nâng của tên lửa hình thang, có khả năng tạo lực nâng lớn khi bay sát mặt biển.

Harpoon được thiết kế và chế tạo theo sơ đồ khí động học thông thường, tên lửa có thiết kế mô-đun thân liền khối, có 8 cánh nâng, hình chữ thập, và bốn bánh lái. Cánh nâng của tên lửa hình thang, có khả năng tạo lực nâng lớn khi bay sát mặt biển.

Biến thể phóng từ tàu ngầm UGM-84, được trang bị thêm tên lửa đẩy hành trình rắn. Trong trường hợp này, tên lửa dưới nước được đặt trong một thùng chứa đặc biệt, cho phép phóng từ tàu ngầm qua các ống phóng ngư lôi.

Biến thể phóng từ tàu ngầm UGM-84, được trang bị thêm tên lửa đẩy hành trình rắn. Trong trường hợp này, tên lửa dưới nước được đặt trong một thùng chứa đặc biệt, cho phép phóng từ tàu ngầm qua các ống phóng ngư lôi.

Tổng cộng, Boeing đã sản xuất khoảng 7.500 tên lửa chống hạm Harpoon với tất cả các phiên bản, hiện tên lửa Harpoon đang có trong biên chế tại hơn 30 quốc gia khác nhau.

Tổng cộng, Boeing đã sản xuất khoảng 7.500 tên lửa chống hạm Harpoon với tất cả các phiên bản, hiện tên lửa Harpoon đang có trong biên chế tại hơn 30 quốc gia khác nhau.

Boeing hiện đang phát triển phiên bản Harpoon Block II Plus với hệ thống dẫn đường quán tính mới kết hợp GPS và khả năng kết nối với các kênh truyền dữ liệu băng thông rộng, cho phép cập nhật chỉ định mục tiêu trong suốt chuyến bay, phiên bản này có khả năng trúng mục tiêu cao gấp 7 lần so với các phiên bản Block IC. Nguồn ảnh: NavalInva.

Boeing hiện đang phát triển phiên bản Harpoon Block II Plus với hệ thống dẫn đường quán tính mới kết hợp GPS và khả năng kết nối với các kênh truyền dữ liệu băng thông rộng, cho phép cập nhật chỉ định mục tiêu trong suốt chuyến bay, phiên bản này có khả năng trúng mục tiêu cao gấp 7 lần so với các phiên bản Block IC. Nguồn ảnh: NavalInva.

Cận cảnh sức mạnh của tên lửa Harpoon - sát thủ diệt hạm mạnh bậc nhất của mọi loại tàu chiến Mỹ hiện nay. Nguồn: Navynews.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tai-sao-hai-quan-my-trang-bi-lai-ten-lua-harpoon-cho-tau-ngam-1552162.html