Tại sao Mỹ lại chọn pháo đài bay B-1B cho nhiệm vụ đánh phủ đầu Triều Tiên?

Tốc độ bay nhanh hơn B-52, có khả năng bán tàng hình tiệm cận B-2, khối lượng bom đạn lớn là những lý do Mỹ chọn pháo đài bay B-1B cho nhiệm vụ đánh phủ đầu Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tấn công Guam.

Lầu Năm Góc đã dự tính kế hoạch đặc biệt về một đòn tấn công phủ đầu bằng các máy bay ném bom hạng nặng B-1 nhằm vào Triều Tiên, nếu nước này tấn công đảo Guam của Mỹ. Đài NBC (Mỹ) dẫn nguồn tin từ hai quan chức quân sự cấp cao đương nhiệm và hai quan chức cấp cao đã nghỉ hưu cho biết trọng tâm của kế hoạch tấn công phủ đầu này là sử dụng các máy bay ném bom hạng nặng B-1B. Những chiếc máy bay này sẽ cất cánh từ căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam. Các cặp máy bay B-1 đã tiến hành 11 đợt thao tác thực hành sứ mệnh tấn công kiểu này kể từ cuối tháng 5 năm nay, đợt thao tập gần nhất diễn ra ngày thứ Hai tuần này (7-8). Hiện Mỹ đang có phi đội 6 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-1B triển khai tại đảo Guam. Trong trường hợp tấn công thực sự, các máy bay ném bom phi hạt nhân này sẽ có thêm sự hỗ trợ thông tin do thám của vệ tinh và máy bay không người lái, đồng thời có thêm yểm trợ của các máy bay chiến đấu, máy bay tác chiến điện tử và máy bay tiếp nhiên liệu trên không. Sở dĩ Mỹ chọn B-1B cho nhiệm vụ tấn công phủ đầu Triều Tiên nếu xung đột nổ ra xuất phát từ đặc điểm kỹ thuật của loại máy bay này, cũng như tiềm lực kháng cự quân sự của Bình Nhưỡng. Hệ thống phòng không Triều Tiên tương đối mạnh, tuy nhiên không đến nỗi quá mạnh để Mỹ phải triển khai máy bay tàng hình B-2. Máy bay B-2 tuy có thể xuyên thủng hệ thống phòng không đối phương, nhưng điểm yếu của loại máy bay này khả năng mang tải trọng bom nhỏ và chi phí khai thác sử dụng rất cao. Mỹ cũng không sử dụng pháo đài B-52, tuy loại máy bay này có tải trọng bom lớn, chi phí khai thác rẻ, nhưng khả năng cơ động yếu, tốc độ bay chậm và không có khả năng tàng hình. B-1B đáp ứng được những tiêu chuẩn của hoàn cảnh hiện tại nếu xung đột trên bán đảo Triều Tiên diễn ra. B-1B có khả năng mang tải trọng bom tương đối lớn giống B-52, ngoài ra máy bay có tính năng bán tàng hình để vượt qua hệ thống phòng không đối phương. Sức cơ động cao sẽ giúp B-1B đương đầu tốt hơn với sự kháng cự từ quân đội Triều Tiên. Một trong những hệ thống tên lửa đánh chặn của quân đội Triều Tiên, tên lửa S-125 (SAM-3). Tuy các bên liên tục đe dọa nhau sử dụng vũ lực, nhưng nhiều nhà quan sát nhận định, sẽ rất khó khăn để các bên bước qua lằn ranh giới đỏ dẫn tới xung đột. Các bên sẽ tiếp tục các hoạt động đe dọa nhau, tình hình trên bán đảo Triều Tiên những ngày tới sẽ rất căng thẳng nhưng vẫn nằm trong vòng kiểm soát.

Lầu Năm Góc đã dự tính kế hoạch đặc biệt về một đòn tấn công phủ đầu bằng các máy bay ném bom hạng nặng B-1 nhằm vào Triều Tiên, nếu nước này tấn công đảo Guam của Mỹ.

Đài NBC (Mỹ) dẫn nguồn tin từ hai quan chức quân sự cấp cao đương nhiệm và hai quan chức cấp cao đã nghỉ hưu cho biết trọng tâm của kế hoạch tấn công phủ đầu này là sử dụng các máy bay ném bom hạng nặng B-1B.

Những chiếc máy bay này sẽ cất cánh từ căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam.

Các cặp máy bay B-1 đã tiến hành 11 đợt thao tác thực hành sứ mệnh tấn công kiểu này kể từ cuối tháng 5 năm nay, đợt thao tập gần nhất diễn ra ngày thứ Hai tuần này (7-8).

Hiện Mỹ đang có phi đội 6 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-1B triển khai tại đảo Guam.

Trong trường hợp tấn công thực sự, các máy bay ném bom phi hạt nhân này sẽ có thêm sự hỗ trợ thông tin do thám của vệ tinh và máy bay không người lái, đồng thời có thêm yểm trợ của các máy bay chiến đấu, máy bay tác chiến điện tử và máy bay tiếp nhiên liệu trên không.

Sở dĩ Mỹ chọn B-1B cho nhiệm vụ tấn công phủ đầu Triều Tiên nếu xung đột nổ ra xuất phát từ đặc điểm kỹ thuật của loại máy bay này, cũng như tiềm lực kháng cự quân sự của Bình Nhưỡng.

Hệ thống phòng không Triều Tiên tương đối mạnh, tuy nhiên không đến nỗi quá mạnh để Mỹ phải triển khai máy bay tàng hình B-2.

Máy bay B-2 tuy có thể xuyên thủng hệ thống phòng không đối phương, nhưng điểm yếu của loại máy bay này khả năng mang tải trọng bom nhỏ và chi phí khai thác sử dụng rất cao.

Mỹ cũng không sử dụng pháo đài B-52, tuy loại máy bay này có tải trọng bom lớn, chi phí khai thác rẻ, nhưng khả năng cơ động yếu, tốc độ bay chậm và không có khả năng tàng hình.

B-1B đáp ứng được những tiêu chuẩn của hoàn cảnh hiện tại nếu xung đột trên bán đảo Triều Tiên diễn ra.

B-1B có khả năng mang tải trọng bom tương đối lớn giống B-52, ngoài ra máy bay có tính năng bán tàng hình để vượt qua hệ thống phòng không đối phương.

Sức cơ động cao sẽ giúp B-1B đương đầu tốt hơn với sự kháng cự từ quân đội Triều Tiên.

Một trong những hệ thống tên lửa đánh chặn của quân đội Triều Tiên, tên lửa S-125 (SAM-3).

Tuy các bên liên tục đe dọa nhau sử dụng vũ lực, nhưng nhiều nhà quan sát nhận định, sẽ rất khó khăn để các bên bước qua lằn ranh giới đỏ dẫn tới xung đột.

Các bên sẽ tiếp tục các hoạt động đe dọa nhau, tình hình trên bán đảo Triều Tiên những ngày tới sẽ rất căng thẳng nhưng vẫn nằm trong vòng kiểm soát.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/tai-sao-my-lai-chon-phao-dai-bay-b1b-cho-nhiem-vu-danh-phu-dau-trieu-tien/737804.antd