Tại sao phương Tây không còn 'rót' tiền cho Ukraine?

Các chuyên gia cho rằng, tất cả những hô hào về việc ủng hộ Ukraine của phương Tây trong thời gian gần đây thực chất chỉ là về hình thức, còn thực tế họ không tiếp tục rót tiền cho Kiev thực hiện cải cách chính trị nữa.

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Pavel Klimkin,

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Pavel Klimkin,

Những ngày gần đây đã xảy ra ba sự kiện tuy khác nhau, nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng và có mối liên quan lẫn nhau. Đương kim Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã có chuyến thăm tới Moscow. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Pavel Klimkin, cũng đã đến thăm Berlin. Người đứng đầu Tập đoàn khí đốt Naftogaz của Ukraine - Andrew Kobolev thông báo rằng, nhánh đầu tiên của dự án đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" sẽ đi vào hoạt động vào năm 2018, và lúc đó Ukraine sẽ mất ít nhất nửa tỷ USD quá cảnh hàng năm. Khoản thiệt hại chiếm khoảng 1/5 tổng số tiền 2-2,5 tỉ USD mà Kiev nhận được nhờ quá cảnh khí đốt của Nga sang EU.

Ông Kobolev cũng lo ngại rằng nếu giai đoạn hai của "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" đi vào hoạt động vào cuối năm 2019, thì tổng số lỗ của ngân sách Ukraine sẽ lên tới hàng tỷ USD, và thu nhập hàng năm sẽ giảm xuống 1-1,5 tỷ USD. Tuy nhiên, người đứng đầu tập đoàn khí đốt Ukraine, vì một lý do nào đó, đã không đề cập về dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Tuy nhiên, trong hai năm qua, dự án này là mối bận tâm chính của Kiev, và sự thất bại của dự án này đã gần như trở thành tư tưởng quốc gia của Ukraine.

Để thuyết phục Đức từ bỏ dự án, Kiev đã tranh thủ sự ủng hộ của Ba Lan, các quốc gia Baltic và quan trọng nhất là Hoa Kỳ. Washington đã tích cực thúc đẩy các đối tác Đức, thậm chí là đe dọa các công ty tham gia tài trợ cho dự án bằng các biện pháp trừng phạt. Ở đây Mỹ đã có một mối quan tâm kép. Thứ nhất, nước này cần duy trì phần tài trợ từng phần của dự án Ukraine, nhằm làm cho Nga sẽ chết yểu vì thiếu tiền. Doanh thu từ vận chuyển khí đốt không phải là nguồn thu ngoại tệ đáng tin cậy duy nhất đối với ngân sách Ukraine. Vẫn còn có thu nhập từ người lao động di cư, nhưng rất khó quy hoạch số lượng những người này, và người dân lại không muốn chia sẻ số thu nhập của mình ở nước ngoài với nhà nước.

Thứ hai, Mỹ đã hy vọng rằng, khi phải đối mặt với những vấn đề không thể tránh khỏi từ phía Ukraine (việc ăn cắp khí đốt trong mùa đông có tính truyền thống, những rủi ro chính trị nghiêm trọng...) và không có cách thay thế nào khác để cung cấp khí đốt cho EU, thì Gazprom của Nga sẽ mất một phần thị trường châu Âu. Họ cũng thể hiện mong muốn mạnh mẽ của mình là nhảy vào vị trí trống đó để nhập về loại khí đốt Bắc Mỹ có giá đắt hơn, nhưng lại mang tính chính trị đúng đắn.

Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2

Điều kiện thành công cuối cùng của những người phản đối dự án Dòng chảy phương Bắc 2 đó là việc Đan Mạch dự tính thông qua một đạo luật cho phép ngăn chặn việc xây dựng các đường ống dẫn trong vùng biển của mình. Động thái này chỉ có thể tạo ra một số khó khăn không đáng kể chứ không dừng được dự án.

Bởi vì Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ đi vào hoạt động vào năm 2019, nên Berlin cần thông tin cho người hưởng lợi Kiev về việc thay đổi đáng kể tình hình địa chính trị bắt đầu từ năm 2020, khi đó Ukraine không còn là nhà trung chuyển khí đốt của Nga. Ngoài ra, vì cần phải giữ thể diện và cho thấy rằng việc "hỗ trợ cho cải cách chính sách" về vấn đề Crimea và Donbas vẫn được duy trì, Đức sẽ không thay đổi quan điểm của mình bất chấp việc tham gia vô điều kiện trong các dự án của Nga mà bỏ qua đường ống dẫn khí Ukraine.

Với mục đích này, ông Klimkin đã được mời đến Berlin. Bộ Ngoại giao Ukraine cho hay, tại đây ông đã tổ chức một loạt các cuộc họp với các chính trị gia và đại biểu quốc hội, đại diện cho liên minh mới nổi, và thảo luận với họ về những vấn đề định cư ở vùng Donbass, vấn đề thực hiện các thỏa thuận Minsk, Crimea và cải cách sâu thêm nữa. Và sau tất cả thì không có tuyên bố chung nào được ban hành, không có văn bản nào được ký.

Theo thông cáo báo chí, ông Klimkin được thông báo rằng Ukraine sẽ phải tự bỏ chi phí ra để "cải cách chính sách". Phương Tây không chỉ không chi thêm khoản nợ nào nữa, mà trong hai năm tới có thể tước đi của Ukraine khoản tiền trung chuyển khí đốt. Vấn đề với "Nord Stream 2" đã được giải quyết, và Kiev tốt hơn là đừng chống lại vụ “bê bối” này với Berlin.

Như một sự an ủi, Berlin đã đảm bảo quan điểm phù hợp về việc công nhận tình trạng Crimea và Donbas như Ukraine mong muốn. Berlin sẽ tiếp tục nhấn mạnh vào việc duy trì các lệnh trừng phạt chống Nga. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề về sự hài lòng đạo đức đối với Kiev. Không phải các biện pháp trừng phạt không gây áp lực cho Nga, nhưng Moscow nhận được nhiều lợi ích hơn từ việc kích thích chính sách thay thế nhập khẩu. Trong khi đó EU cũng phải chịu tổn thất mà không mang lại kết quả tích cực nào.

Và cuối cùng, các biện pháp chống Nga được gia hạn hàng năm đòi hỏi phải có sự đồng thuận của tất cả các thành viên EU. Nếu có đủ một số lượng nước phản đối thì các biện pháp trừng phạt sẽ không được gia hạn cho giai đoạn tiếp theo, nó cũng giống như việc đã xảy ra với những hạn chế về quyền của phái đoàn Nga tại Hội đồng nghị viện Châu Âu (PACE). Cho đến nay, Berlin đã thành công trong việc ngăn chặn sự đổ vỡ như vậy ở EU. Nhưng về lâu dài chỉ cần thất bại trong việc thuyết phục một, hai hoặc ba đối tác quan trọng của mình ở EU thì khó mà giữ được việc không vi phạm các cam kết đối với Ukraine, và tuân thủ nghiêm ngặt chính sách trừng phạt.

Tập đoàn khí đốt Nga - Gzprom

Chuyến thăm Moscow của ông Steinmeier có thể coi chỉ mang tính biểu tượng. Một mặt, Tổng thống Đức chỉ là một chức vụ mang tính trang trí trong hệ thống chính trị Đức, một vị trí chính trị xứng đáng cho những người về hưu. Mặt khác - đột nhiên ông Steinmeier thông báo với báo chí rằng ông dự định tiến hành một cuộc họp không bị giới hạn bởi nghi lễ giao tiếp với Tổng thống Vladimir Putin, nhưng sẽ nhấn mạnh vào tính bất biến trong quan điểm của Đức đối với Crimea, Donbass và vấn đề trừng phạt.

Trong bối cảnh phát ngôn gay gắt của ông Steinmeier, báo chí Đức đã có những bài viết xúc động về tình cảm yêu mến của ông này với Nga và mong muốn khôi phục quan hệ bình thường với Nga. Đây là một gợi ý rõ ràng rằng điều quan trọng không phải là những gì được nói cụ thể trong cam kết của Berlin đối với sự ủng hộ dành cho Ukraine, mà quan trọng họ là nói với ai, theo cách nào và trong bối cảnh nào mà thôi.

Ông Steinmeier, khi đề cập về cam kết đối với chính sách trừng phạt, luôn luôn nhấn mạnh rằng đó là quan điểm cá nhân của ông, và chính phủ Đức vốn đã xác định chính sách đối ngoại của mình. Tất cả điều này diễn ra dựa trên nền tảng của cam kết duy nhất của Berlin đối với việc hoàn thành dự án Nord Stream-2. Về nguyên tắc, quan hệ hợp tác đang phát triển, và đây mới là điểm chính, còn một số quy định nhất định của Đức thì vẫn cần được tuân thủ về mặt hình thức.

Qua việc ông Andrew Koboleva giữ im lặng về dự án "Nord Stream - 2", và thể hiện quan điểm dè dặt về "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" có thể thấy rằng dự án còn lại chỉ một thời gian sẽ đi vào hoạt động, và tất nhiên Kiev hiểu rõ điều đó. Phương Tây sẽ tiếp tục giao giảng trong một thời gian nữa cho đến khi họ tìm được lý do để hủy bỏ nghĩa vụ của mình. Nhưng sẽ không rót thêm nhiều tiền hơn nữa.

Đức Dũng (lược dịch)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/tai-sao-phuong-tay-khong-con-rot-tien-cho-ukraine-post243113.info