Tại sao Tết Hàn thực không thể thiếu bánh trôi, bánh chay?

Tết Hàn thực 2023 rơi vào ngày 3/3 Âm lịch, tức ngày thứ Bảy 22/4 Dương lịch. Đây là dịp để người Việt hướng về nguồn cội, tưởng nhớ ân đức tổ tiên.

Khi thời tiết hết xuân chuẩn bị sang hè, vào ngày 3 tháng Ba (âm lịch) hằng năm, các gia đình đều chuẩn bị mâm bánh trôi, bánh chay dâng cúng tổ tiên. Truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Hà Nội. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Khi thời tiết hết xuân chuẩn bị sang hè, vào ngày 3 tháng Ba (âm lịch) hằng năm, các gia đình đều chuẩn bị mâm bánh trôi, bánh chay dâng cúng tổ tiên. Truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Hà Nội. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Theo quan niệm dân gian, ngày 3/3 âm lịch gọi là Tết Hàn thực. Vào ngày này, người dân thường làm bánh trôi, bánh chay để dâng cúng tổ tiên.

Đây là dịp để con cháu hướng về cội nguồn thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Những ngày này, trên các tuyến phố và các chợ trên địa bàn Hà Nội, các tiểu thương đã bày bán rất nhiều bánh trôi, bánh chay cũng như nguyên liệu làm bánh để phục vụ người dân.

Bánh trôi, bánh chay là món ăn đặc trưng của người Việt Nam ta vào mỗi dịp Tết Hàn thực, cũng từ đó bánh trôi còn được biết đến với cái tên “bánh Hàn thực”.

Tục lệ ăn bánh trôi, bánh chay vào tết Hàn thực ở Việt Nam được nhà nghiên cứu Trần Quang Dực cho là bắt đầu từ giai đoạn nhà Lê Trung Hưng (1533 - 1789).

Trong các ghi chép về văn hóa dân gian, Lê Quý Đôn cũng viết rằng "Tục nước ta trọng nhất bánh trôi nước, mỗi năm cứ ngày mồng 3 tháng 3 thì làm bánh ấy.” đã chứng tỏ phần nào sự lâu đời của tục ăn bánh trôi, bánh chay ở nước ta.

Bánh trôi nước, bánh chay là những món ăn quen thuộc vào ngày Tết mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, là kết tinh của nét đẹp văn hóa và bản sắc của người Việt.

Hai loại bánh được làm từ bột gạo được ông bà ta chế biến mang đậm văn hóa của nền văn minh lúa nước. Hình ảnh, bánh trôi, bánh chay tròn, trắng xếp đầy cạnh nhau mang ý tưởng nhớ đến sự tích “mẹ Âu Cơ và bọc trăm trứng”.

Bánh trôi, bánh chay đều được làm từ bột gạo nếp mang đậm ý nghĩa của văn hóa lúa nước Việt Nam tương tự như bánh chưng, bánh giầy.

Hình ảnh bánh trôi, bánh chay được nặn hình tròn thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn".

Bánh trôi tượng trưng cho 50 người con theo mẹ Âu Cơ đi xuống biển, bánh chay lại thể hiện cho 50 nguồi còn theo cha Lạc Long Quân lên rừng xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho thế gian./.

An Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/tai-sao-tet-han-thuc-khong-the-thieu-banh-troi-banh-chay/288537.html