Tại sao Việt Nam chưa thể biến tín chỉ carbon rừng thành tiền?

Với 14,7 triệu ha rừng, độ che phủ ở mức 42%, Việt Nam có nhiều thuận lợi và đang triển khai nhiều chương trình để đẩy nhanh thực hiện chuyển nhượng Carbon rừng. Tuy nhiên, quá trình xây dựng tín chỉ carbon rừng và biến những tín chỉ này thành tiền của Việt Nam lại đang gặp phải không ít vướng mắc.

Cây này chắc khoảng 7-8m3 gỗ. Cây càng cao càng to thì lưu trữ được càng nhiều carbon. Sau này nếu bán được tín chỉ carbon thì chúng ta cũng sẽ được hưởng lợi.

Đây là những thông tin ông Hồ Văn Chiến- Trưởng Ban Quản lý rừng cộng đồng thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị thường xuyên tuyên truyền cho các thành viên trong tổ bảo vệ rừng cộng đồng của mình khi đi tuần tra.

Những thông tin ông Chiến nói hoàn toàn chính xác. Tín chỉ carbon được xem là mặt hàng mới được tạo ra khi thực hiện các hoạt động cắt giảm phát thải hoặc hấp thụ khí nhà kính. Tín chỉ carbon rừng được xác định từ lượng CO2 tạo ra từ hoạt động bảo vệ rừng và chống suy thoái rừng. Chủ rừng có thể quy đổi diện tích rừng đang quản lý, bảo vệ ra lượng hấp thụ khí CO2, hay còn gọi là tín chỉ carbon và bán cho các doanh nghiệp phát thải lớn.

Theo thống kê, năm 2020, trữ lượng rừng của Việt Nam là khoảng 990 triệu m3. Dự tính 10 năm tới con số này sẽ tăng lên 1.250 triệu m3. Với trữ lượng rừng này và cách thức quy đổi 1 tấn CO2 tương đương 1 tín chỉ carbon rừng thì mỗi năm, Việt Nam có thể bán ra hàng chục triệu tín chỉ carbon rừng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thể biến những tín chỉ carbon rừng của mình thành tiền.

Để vận hành một thị trường mới, trước tiên phải có hành lang pháp lý. Và đương nhiên thị trường tín chỉ carbon rừng cũng không ngoại lệ. Ấy vậy nhưng, hiện Việt Nam không những thiếu hành lang pháp lý, mà nguồn nhân lực để triển khai hoạt động này cũng đang phải thuê các chuyên gia nước ngoài. Chính vì vậy, mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng các địa phương chỉ dừng ở việc chuẩn bị thí điểm bán cho thị trường Quốc tế mà thôi. Và những người yêu rừng, gắn bó với công việc bảo vệ rừng như ông Hồ Văn Chiến lại chỉ biết tiếp tục chờ đợi mà thôi.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Thực hiện : Kim Thanh - Võ Linh - Lê Quang

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/tai-sao-viet-nam-chua-the-bien-tin-chi-carbon-rung-thanh-tien