Tam quốc diễn nghĩa: Cái chết của mưu sĩ lắm tài nhưng nhiều tật thời Tam quốc, bài học cho hậu thế

Cậy mình là bạn của Tào Tháo, Hứa Du đã tỏ ra bất kính và tướng Tào Tháo là Hứa Chử do không kiềm được sự tức giận đã giết chết Hứa Du.

Tào Tháo tự là Mạnh Đức, còn gọi Tào A Man, người huyện Bạc, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ông là một trong những nhà chính trị, quân sự nổi tiếng của Trung Hoa. Dù mang tiếng đa nghi, gian trá, ông vẫn được đánh giá là người dũng cảm, mưu trí hơn người.

Tào Tháo.Có thể bạn quan tâm

Tào Tháo.Có thể bạn quan tâm

Tào Tháo yêu người tài, khát người tài, tìm mọi cách để có được người tài, chính vì vậy khi Hứa Du mới về đầu quân và hiến kế đánh lấy quân lương đã được ông rất xem trọng.

Tuy nhiên, không phải cứ người có tài là Tào Tháo thu dụng. Nguyên tắc trong việc tuyển chọn người tài của Tào Tháo chính là phẩm chất đạo đức của người đó phải ở mức “chấp nhận được”, ít nhất phải là kẻ trung thành tuyệt đối với quốc gia và chủ nhân, không phản trắc hai lòng. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến Hứa Du mất mạng.

Bởi trong trận Quan Độ, Hứa Du đã rời bỏ Viên Thiệu và đầu quân của Tào Tháo. Nguyên nhân là vì Hứa Du ăn chặn quân hưởng, tham ô của công. Một người tham lam, không trung thành và đặc biệt là Hứa Du còn không tôn trọng Tào Tháo, một người như vậy rất khó có thể nhận được sự tin tưởng của họ Tào, vì vậy Hứa Chử mới có cơ hội giết chết Hứa Du.

Hứa Du là bạn với Tào Tháo.

Hứa Du (157 - 204) là một mưu sĩ thân tín của Viên Thiệu cuối thời Đông Hán. Hứa Du và các mưu sĩ khác của Viên Thiệu là Điền Phong, Quách Đồ và Thẩm Phối tuy bên ngoài là bằng mặt nhưng không hề bằng lòng, ngược lại họ luôn tìm cách hạ bệ đối phương để giành lấy sự tín nhiệm của Viên Thiệu. Bản chất của Hứa Du là một con người rất tham lam.

Trong trận Quan Độ, Hứa Du đã rời bỏ Viên Thiệu và đầu quân của Tào Tháo. Hứa Du sau đó, đã hiến kế cho Tào Tháo tấn công vào kho lương của quân Viên ở Ô Sào do tướng Thuần Vu Quỳnh (Quách Du Quỳnh) trấn giữ. Nhờ vào kế sách của Hứa Du mà Tào Tháo đã giành được chiến thắng trong trận chiến Quan Độ trước quân Viên Thiệu.

Hứa Du có tài nhưng nhiều tật.

Sau khi đại bại ở trận Quan Độ, Viên Thiệu suy sụp, ốm nặng rồi qua đời năm 202. Các con Viên Thiệu là Viên Đàm (con cả) và Viên Thượng (con út) tranh giành quyền thừa kế. Viên Thượng tự lập làm Châu mục Ký châu kiêm đốc Ký U Tinh Thanh tứ châu quân sự. Viên Đàm tự xưng là Xa kỵ tướng quân.

Năm 203, Tào Tháo sau nhiều tháng đánh Ký châu không được, bèn rút quân về nam cho họ Viên đánh lẫn nhau.

Quả nhiên khi quân Tào rút lui, anh em họ Viên lại xung đột. Viên Thượng giao cho Thẩm Phối giữ Nghiệp Thành (thủ phủ Ký châu), còn mình mang quân đánh Thanh châu. Viên Đàm thua trận, bị Viên Thượng truy kích đến Bình Nguyên – thủ huyện của Thanh châu.

Đầu năm 204 Tào Tháo khởi đại binh đến đánh Nghiệp Thành.

Hứa Du cậy mình có công thường hay chửi mắng Tào Tháo.

Theo sử liệu, Hứa Du có công lớn trọng trận Quan Độ và trận đánh chiếm Nghiệp Thành. Được Tào Tháo rất xem trong, Nhưng Hứa Du lại tự mua lấy cái chết. Ông ta luôn hạ nhục Tào Tháo trước mặt mọi người, thậm chí gọi cả tên cúng cơm của Tào Tháo, không kiêng nể gì: “Này, A Man! Không có tôi, ông làm sao lấy được Ký châu?”.

Lần khác Hứa Du lại hỏi bộ hạ của Tào Tháo sau khi Tào Tháo chiếm Nghiệp Thành: “Không có ta Tào Tháo làm sao vào được cổng này?”. Tào Tháo khi yếu thế còn cười cợt coi như không, nhưng Hứa Chử do không kiềm được sự tức giận đã giết chết Hứa Du. Xét cho cùng thì Hứa Du tự tìm lấy cái chết.

Hứa Du.

Về cái chết của Hứa Du, có nhiều đánh giá, phải chăng do Hứa Du là chỗ bạn bè cũ, lại từng nhiều lần lập công lớn, nếu như vì vài câu nói của Hứa Du mà giết ông ta, Tào Tháo sẽ mang tiếng là đố kỵ người hiền tài nên việc Hứa Chử giết Hứa Ducó lẽ không hẳn là sự vô tình không kiềm chế mà ra tay, có lẽ có sự nhúng tay ngầm của Tào Tháo.

Cái chết của Hứa Du là một ví dụ điển hình cho các mối quan hệ trong xã hội hiện nay, như sếp và nhân viên thân với nhau quá đôi khi thành ra không còn trên dưới. Vợ chồng thân nhau quá đôi khi thành ra suồng sã, thiếu tôn trọng lẫn nhau. Bạn bè thân nhau quá đôi khi không còn nể mặt nhau nữa. Quan hệ đổ vỡ cũng đến từ đó.

Theo Quốc Tiệp/Người Đưa Tin

loading...

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/tam-quoc-dien-nghia-cai-chet-cua-muu-si-lam-tai-nhung-nhieu-tat-thoi-tam-quoc-bai-hoc-cho-hau-the/20190807064604048