Tam quốc diễn nghĩa: Con số định mệnh đối với Gia Cát Lượng

Cuộc đời Gia Cát Lượng gắn liền với nhiều điển tích, giai thoại nổi tiếng không chỉ riêng lúc còn sống mà ngay cả lúc chết. Người ta nói rằng, tất cả những sự kiện trọng đại xảy ra trong đời Gia Cát Lượng đều liên quan tới con số 7.

Gia Cát Lượng xuống núi theo Lưu Bị năm 27 tuổi, 14 năm làm Thừa tướng nước Thục và 27 năm sau thì chết vì lo lắng phiền muộn (kể từ khi xuống núi theo Lưu Bị).

Người ta nói rằng, tất cả những sự kiện trọng đại xảy ra trong đời Gia Cát Lượng đều liên quan tới con số 7. Đây hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Con số 7 là con số định mệnh đối với Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng là Thừa tướng của nhà Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Gia Cát Lượng là Thừa tướng của nhà Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Xuất sơn năm 27 tuổi

Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, sau khi thoát chết Lưu Bị vô tình chạy tới chỗ ở của Thủy Kính tiên sinh. Tại đây, Lưu Bị biết được Thủy Kính tiên sinh là người thấu tỏ trời đất trong thiên hạ, mong được Thủy Kính tiên sinh tiến cử hiền tài.

Thủy Kính tiên sinh nói “Ngọa Long, Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ”, Lưu Bị mới sốt sắng hỏi Ngọa Long, Phượng Sồ là ai thì Thủy Kính tiên sinh mỉm cười nói thiên cơ bất khả lộ. Lưu Bị lại một lần nữa mạo muội mong được Thủy Kính tiên sinh hạ sơn trợ giúp nhưng Thủy Kính tiên sinh lấy cớ tuổi đã quá chiều, ngày tháng còn chẳng còn nhiều, chỉ muốn làm bạn với non xanh nước biếc.

Lưu Bị bàn thế sự Thủy Kính tiên sinh.

Cũng nhờ cơ duyên tại nhà Thủy Kính tiên sinh mà Lưu Bị gặp được Từ Thứ và sau này được Từ Thứ cho biết Ngọa Long, Phượng Sồ là ai, sau khi Từ Thứ đến với Tào Tháo, Lưu Bị tìm đến Long Trung để thỉnh cầu Gia Cát Lượng ra giúp nhưng hai lần đầu không gặp mãi đến lần thứ ba mới gặp được nên dân gian mới có điển tích "Lưu Bị tam cố thảo lư câu hiền".

Khi được Gia Cát Lượng nói kế sách định quốc an bang, Lưu Bị vô cùng kính phục, muốn mời Gia Cát Lượng xuống núi mưu tính đại sự. Gia Cát Lượng thấy Lưu Bị thật lòng cầu xin nên ông chấp nhận làm quân sư cho Lưu Bị. Năm đó Gia Cát Lượng mới có 27 tuổi chính thức bước vào vũ đài chính trị.

Việc Gia Cát Lượng trong sử liệu có mô tả một số tình tiết khác với Tam quốc diễn nghĩa nhưng đều tương đồng ở điểm Lưu Bị đã phải 3 lần đến Long Trung mời Gia Cát Lượng ra giúp. Gia Cát Lượng đã trình bày Long Trung đối sách, được Lưu Bị khen hay, cuối Gia Cát Lượng xuống núi theo Lưu Bị. Lúc bấy giờ là năm 208, Lưu Bị 47 tuổi, Gia Cát Lượng chỉ mới 27 tuổi.

Video: Lưu Bị mời Gia Cát Lượng xuất sơn.

Quốc Tiệp (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/tam-quoc-dien-nghia-con-so-dinh-menh-doi-voi-gia-cat-luong-a462425.html