Tam quốc diễn nghĩa: Không phải Thanh long yển nguyệt đao đây mới là binh khí được mô phỏng theo pháp khí trong truyền thuyết

Tam quốc là một trong những thời kỳ phân tranh quyết liệt nhất và cũng là nơi sản sinh ra nhiều mãnh tướng bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Họ sở hữu những vũ khí huyền thoại, được miêu tả là có uy lực và khả năng vô cùng đặc biệt.

Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, ngoài những binh khí nổi tiếng như Thanh long yển nguyệt đao, Phương thiên họa kích và Bát xà mâu thì còn có Tam tiêm thương. Đây là một binh khí đầy uy lực và có khả năng sử dụng linh hoạt khi giao đấu.

Tam quốc là một trong những thời kỳ phân tranh quyết liệt bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Tam quốc là một trong những thời kỳ phân tranh quyết liệt bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Tam tiêm thương được Khương Duy sử dụng, binh khí này được mô phỏng theo loại pháp khí trong truyền thuyết của Dương Tiễn do Giao Long ba đầu hóa thành (Dương Tiễn tức Nhị Lang Thần, là một nhân vật trong thần thoại Trung Quốc và một vị thần trong tôn giáo truyền thống Trung Quốc là Đạo giáo. Dương Tiễn xuất hiện trong các tác phẩm văn học đặc sắc Tây du kýPhong thần diễn nghĩa. Dương Tiễn sử dụng Tam tiêm đao làm pháp khí của mình).

Đặc điểm của Tam tiêm thương là phần đầu được làm to, mài sắc hai cạnh, đầu của thương được chẻ làm ba. Với thiết kế như vậy người sử dụng có thể bổ mạnh uy hiếp đối thủ, móc, kẹp vũ khí và có thể đâm làm đối thủ ngã ngựa.

Dương Tiễn và Tam tiêm đao.

Khương Duy cùng với Tam tiêm thương tung hoành trên chiến trường đã trở thành nỗi khiếp sợ của quân địch. Trong đời binh nghiệp của mình, ông đã từng giao đấu với nhiều danh tướng nổi tiếng. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến lần đối đầu với Triệu Vân. Năm 228, khi Khương Duy chưa đầu hàng nhà Thục Hán, Thừa tướng nhà Thục Hán là Gia Cát Lượng xuất quân bắc phạt, ra Kỳ Sơn lần thứ nhất. Thái thú Thiên Thủy là Mã Tuân dẫn Khương Duy cùng Lương Tự, Doãn Thưởng, Lương Kiều và thứ sử Ung Châu là Quách Hoài đi tuần các nơi.

Trong lần này Triệu Vân bị mai phục và người phục kích là Khương Duy, hai người không tránh khỏi một trận giao chiến. Mặc dù năm đó Triệu Vân đã đến tuổi thất tuần, nhưng với cây thương trong tay thì vẫn uy phong vô địch.

Khương Duy trong phim Tam quốc diễn nghĩa 1996.

Một người độc đấu chưa từng thất bại như Triệu Vân mà lần này lại bị đánh ngang ngửa, khiến Triệu Vân không khỏi bàng hoàng, trong lòng có chút cảm giác lực bất tòng tâm, may rằng cuối cùng tướng lĩnh thủ hạ của Thiệu Viên giúp ông rút lui thành công.

Sau khi trở về doanh trại, Triệu Vân không ngừng ca tụng Khương Duy trước mặt Gia Cát Lượng, cho rằng đó là một nhân tài hiếm gặp, nếu không phải lúc đó kịp thời rút lui thì có lẽ đã thất bại dưới tay Khương Duy rồi. Triệu Vân thời điểm đó luôn khuyên Gia Cát Lượng thu phục Khương Duy.

Khương Duy.

Sau này khi Khương Duy quy hàng nhà Thục Hán, ông đã mở 9 cuộc tấn công quân sự nhằm vào Ngụy, sử gọi là "cửu phạt Trung Nguyên". Tuy nhiên, dù Khương Duy giành được một số thắng lợi, nhưng sự nghiệp "nhất thống thiên hạ" của Thục Hán vẫn không đạt được bất cứ tiến triển nào.

Khương Duy (202-264), tự Bá Ước, người quận Thiên Thủy, Lương Sơn (nay thuộc tỉnh Cam Túc) là nhà quân sự nổi tiếng thời Tam quốc. Khương Duy vốn là Trung lang tướng của Tào Tháo ở quận Thiên Thủy, sau đầu hàng Thục Hán, được Gia Cát Lượng trọng dụng và mến mộ nhận làm học trò.

Sau khi Gia Cát Lượng chết, Khương Duy nắm quyền thống lĩnh quân Thục Hán, nhiều lần đem quân phạt Ngụy nhưng không thành. Sau này, khi Hậu chủ Lưu Thiện đầu hàng, Thục Hán diệt vong, Khương Duy đầu hàng Chung Hội với ý đồ lợi dụng Chung Hội để phục quốc nhưng thất bại, bị chết trong đám loạn quân khi 62 tuổi.

Quốc Tiệp (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/tam-quoc-dien-nghia-khong-phai-thanh-long-yen-nguyet-dao-day-moi-la-binh-khi-duoc-mo-phong-theo-phap-khi-trong-truyen-thuyet-a478974.html