Tâm trong sạch là Tâm bảo vệ Chính pháp Phật đà

Mình phải trong sạch trước, tâm tư này phải trong sạch thì bảo vệ Chính Pháp mới trong sạch. Tâm tư hại người, Chính Pháp không thể trong sạch được.

Mình phải trong sạch trước, tâm tư này phải trong sạch thì bảo vệ Chính Pháp mới trong sạch. Tâm tư hại người, Chính Pháp không thể trong sạch được.

Thiền sư Tuệ Sỹ

“Vì tôi bảo vệ Chính Pháp cho nên người nào phá hoại Phật Pháp thì tôi giết nó, tôi nói láo, tôi nói dốc, tôi làm mọi cái để triệt hạ nó”. Điều đó là hoàn toàn sai.

Không bao giờ vì hại một người, dùng mưu mô thủ đoạn mà biện minh là bảo vệ Chính Pháp; Không thể đem bàn tay dơ bốc cơm ăn mà cho rằng như vậy là đang bảo vệ nồi cơm đó được. Không thể đem cái dơ mà bảo vệ cái sạch, cái thanh tịnh được.

Mình phải trong sạch trước, tâm tư này phải trong sạch thì bảo vệ Chính Pháp mới trong sạch. Tâm tư hại người, Chính Pháp không thể trong sạch được. Chính Pháp của Phật là làm ích lợi cho mọi người, với kẻ ăn cướp mình cũng hóa độ nó, cũng dạy nó, cũng cải đạo nó, thấy ăn cướp đang rớt xuống địa ngục thì mình cũng phải tìm cách chặn lại, nếu nó đã rớt xuống địa ngục mà mình xuống được như Ngài Địa Tạng thì mình cũng cùng xuống, còn không xuống được thì thôi, không ai bắt ép. Chứ không phải nói ăn cướp xuống địa ngục rồi xô cho nó xuống luôn. Thành ra ta vì bảo vệ Chính Pháp mà đẩy mọi người xuống địa ngục, như vậy là rất sai.

Bảo vệ Chính Pháp là ích lợi cho cả con kiến, con sâu, con bò… chứ không phải ích lợi cho phe nhóm của mình, cho bản ngã mình hay cho cái đạo của mình. Hay chỉ ích lợi cho những người theo mình. Như vậy không phải ích lợi, đó là ích kỉ, thành ra cái đó là tẩu hỏa nhập ma, yêu Phật quá, mê Phật quá, mê đến độ chỉ thấy Phật không thấy người khác. Phật không cần cái mê đó, Phật không cần ai bảo vệ kiểu ấu trĩ đó.

Chính Pháp Như Lai là Kim Cang bất hoại thân”. Phật Pháp không cần ai bảo vệ, chúng ta là phàm phu, với thân hữu lậu chịu quy luật sinh diệt khổ não, như đem thân 30-40kg mà đòi đi bảo vệ ông đại lực sĩ, ai cũng cười, vì không thể bảo vệ được, đó là xảo ngôn.

Thiền sư Tuệ Sỹ

PDF PRINT

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/tam-trong-sach-la-tam-bao-ve-chinh-phap-phat-da.html