Tăng 6 triệu tấn cá mỗi năm nếu giảm ấm lên toàn cầu

Nếu các quốc gia đạt được mục tiêu trong Thỏa thuận Paris, kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1.5 độ C, sản lượng cá ước lượng sẽ tăng 6 triệu tấn mỗi năm, theo nghiên cứu mới của Science.

Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng đại dương rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, và các nước tham gia sẽ đạt được lợi ích bền vững hơn từ thỏa thuận Paris.

Lợi ích cho những vùng nhiệt đới dễ bị tổn thương là lý do tại sao mức tăng 1.5 độ C là mục tiêu quan trọng cần đạt được”, William Cheung, giám đốc khoa học của chương trình Nippon Foundation-Nereus, phó giáo sư ngành Biển và nghề cá tại UBC cho biết.

"Những quốc gia trong vùng nhạy cảm này phụ thuộc rất nhiều vào nghề cá, nhưng tất cả các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng bởi chuỗi cung ứng thủy sản hiện nay đang toàn cầu hóa. Tất cả chúng ta đều hưởng lợi từ thỏa thuận Paris”.

Ông sử dụng mô hình máy tính để tính toán những thay đổi trong ngành thủy sản toàn cầu ở mức tăng nhiệt 1.5 độ C (theo Thỏa thuận Paris) so với mức tăng hiện tại 3.5 độ C. Kết quả cho thấy Trái đất ấm lên 1 độ thì sản lượng cá có thể tăng hơn 3 triệu tấn mỗi năm. Nhiệt độ tăng tối ưu cho ngành thủy sản là 1.5 độ.

Ngành cá sẽ có nhiều lợi ích nếu kìm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1.5 độ C

Những nghiên cứu trước đây của UBC cho thấy hiện nay, sản lượng cá toàn cầu vào khoảng 109 triệu tấn.

"Các chỉ số của đại dương thay đổi sẽ ảnh hưởng tới lượng cá, như là nhiệt độ, oxi bão hòa liên quan chặt chẽ tới nhiệt độ khí quyển và khí thải carbon", theo Thomas Frölicher, nhà nghiên cứu tại chương trình Nippon Foundation – Nereus, nhà khoa học cao cấp tại ETH Zürich. "Càng thải CO2 ra khí quyển, khả năng đánh bắt cá sẽ càng giảm mạnh".

Thay đổi khí hậu dự kiến sẽ thúc đẩy các dòng cá di chuyển về các vùng khác nhau. Khối lượng và số lượng loài cá được đánh bắt thay đổi sẽ ảnh hưởng tới ngư dân từng địa phương và việc quản lý thủy sản sẽ gặp khó khăn.

Nghiên cứu cũng khẳng định vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, so với điều kiện hiện tại (tăng 3.5 độ C tới năm 2050), mức ấm lên 1.5 độ C có thể tăng sản lượng thủy sản tới 40%. Trong khi đó vùng bắc cực có thể có dòng cá lớn hơn với độ ấm lên 3.5 độ C, nhưng cũng mất nhiều băng đá hơn và sẽ đối mặt với áp lực lớn khi mở rộng nghề đánh bắt cá.

Các nhà nghiên cứu hi vọng những kết quả này có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho các quốc gia và các khu vực tư nhân để tăng cường những cam kết và hành động của họ trong nỗ lực giảm khí thải nhà kính.

"Nếu một trong những quốc gia có lượng chất thải nhà kính lớn nhất rời khỏi thỏa thuận Paris, thì nỗ lực của các nước khác sẽ giảm đi rõ rệt", Gabriel Reygondeau, thành viên cao cấp của chương trình Nippon Foundation - Nereus tại BUC cho biết. "Câu hỏi không phải là chúng ta có lợi gì từ thỏa thuận Paris, mà là chúng ta muốn hạn chế thiệt hại tới mức nào?"

ANHH 0112L (ScienceDaily)

Nguồn Khám Phá: http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tang-6-trieu-tan-ca-moi-nam-neu-giam-am-len-toan-cau-c7a483635.html