'Tảng băng chìm' nợ xấu

Theo số liệu thống kê, công bố của cơ quan chức năng, nợ xấu trong các lĩnh vực giao thông và bất động sản (BĐS) khá thấp. Song điều này lại mâu thuẫn với các cảnh báo liên tục được phát ra từ chính cơ quan quản lý. Trong khi dư luận phản đối các trạm BOT bủa vây các thành phố lớn, các tuyến giao thông huyết mạch đang tăng cao, nguy cơ thị trường BĐS trầm lắng… thì chính các ngân hàng cũng đang “ngồi trên lửa” trước “tảng băng chìm” nợ xấu trong những lĩnh vực này.

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), dư nợ tín dụng của các dự án (DA) BOT, BT chỉ chiếm gần 1,6% tổng dư nợ toàn hệ thống và nợ xấu chỉ chiếm 0,003% (2,6 tỷ đồng). Tính đến cuối năm 2016, có khoảng 20 NH đã cấp tín dụng cho các DA BOT, BT giao thông, với tổng hạn mức cấp tín dụng là 163.097 tỷ đồng. Tổng số dư cấp tín dụng của các DA BOT, BT là 84.235 tỷ đồng, chiếm 67,48% dư nợ cấp tín dụng đối với lĩnh vực giao thông.

Tuy nhiên, trên thực tế, gần 90% vốn của các DA BOT, BT hiện nay là vốn vay NH. Chỉ trong giai đoạn năm 2014 - 2015, hàng chục nghìn tỷ đồng tín dụng đã được các NH bơm vào các DA này. Giai đoạn này, tín dụng giao thông được NH coi như “cứu cánh” trong bối cảnh tín dụng toàn ngành suy giảm. Đến nay, nhiều “quả ngọt” BOT, BT bỗng nhiên biến thành “trái đắng”, khi hàng loạt bất cập phát lộ như: chậm tiến độ, đội vốn cả chục lần, thực tế thu phí chỉ bằng một phần ba phương án ban đầu, việc thu phí gặp phản ứng dữ dội của người dân…

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, tín dụng BOT đang có vấn đề. Do kỳ hạn vay phần lớn là trung và dài hạn, chưa đến kỳ trả nợ nên nợ xấu lĩnh vực này hiện ở mức thấp. Song đáng lo là nợ tiềm ẩn đang rất cao, lên tới con số hàng chục nghìn tỷ đồng. Số nợ này, tuy chưa được ghi nhận là nợ xấu, song đang là “tảng băng chìm” đe dọa sự an toàn của nhiều NH. Rủi ro nợ xấu có thể chưa xảy ra ngay, bởi nhiều khoản vay có kỳ hạn tới 15 - 20 năm. Song, rủi ro mất cân đối kỳ hạn với NH có thể đến sớm. Hiện tỷ lệ huy động vốn trung và dài hạn của các NH chỉ khoảng 15%. Song gần nửa số vốn ngắn hạn lại được NH mang đi cho vay dài hạn. Chưa kể, tổng mức tín dụng mà các NH cấp cho các DA BOT, BT rất lớn, thường lên tới hàng nghìn tỷ đồng mỗi DA. Chỉ cần một DA có vấn đề là nguồn vốn của cả NH đó sẽ bị ảnh hưởng.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu khẳng định, các DA cho vay BOT hiện nay rất nhiều rủi ro, song kỳ hạn vay lại dài. Chính hai yếu tố đó khiến rủi ro của các NH đang âm ỉ. Chưa kể, việc NH cho vay các DA giao thông quá nhiều đang khiến dòng vốn đổ vào sản xuất, kinh doanh bị co hẹp. Cũng không phải ngẫu nhiên mà mới đây, NHNN đã giãn thời hạn siết tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống chỉ còn 45% vào đầu năm tới (thay vì 40% như đã định). Quy định này thực chất để “cứu” NH khỏi mất thanh khoản về kỳ hạn. Trước đó, cuối năm 2014, NHNN ban hành Thông tư số 36/2014/TT-NHNN, nới tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn lên 60% (trước đó là 30%) đã khiến tín dụng giao thông bùng nổ.

Trong khi rủi ro của tín dụng giao thông đang dần bộc lộ, thì tín dụng BĐS vẫn giữ nguyên sức hấp dẫn đối với các NH. Hầu như tất cả các NH bằng cách này hay cách khác đều cho vay BĐS. Theo công bố của NHNN, tín dụng BĐS hiện nay chiếm khoảng 8% tổng dư nợ, tức khoảng 450.000 - 500.000 tỷ đồng. Thế nhưng, theo phân tích của các chuyên gia, tín dụng BĐS thực chất đang được giấu trong nhiều lĩnh vực khác. Đơn cử, tín dụng tiêu dùng hiện nay khoảng 650.000 tỷ đồng. Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, 50% trong số đó là tiêu dùng mua nhà, sửa nhà. Như vậy, có khoảng 300.000 tỷ đồng tín dụng tiêu dùng thực chất là tín dụng BĐS. Ngoài ra, tín dụng BĐS còn nằm một phần trong tín dụng xây dựng. Như vậy, nếu tính một cách chi tiết, tín dụng BĐS đang chiếm gần 20% tổng dư nợ của nền kinh tế.

Khá nhiều DA BĐS ở Việt Nam đã và đang rơi vào tình trạng đình đốn, nợ nần. Việc Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) vừa thu hồi “siêu” DA Saigon One Tower, DA đang nợ một số NH tới 7.000 tỷ đồng là thí dụ điển hình.

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, đáng lo ngại là trong cho vay BĐS, nhiều NH rót lượng lớn vốn cho các DA “sân sau” của cổ đông, các chủ đầu tư thiếu năng lực. Cần phải sàng lọc tín dụng BĐS, tránh cho vay các DA trên giấy, nhắm vào các DA có tính khả thi và thanh khoản cao, tránh “bong bóng” BĐS đi kèm “bom nợ” quay lại như thời kỳ trước đây.

Ông Nguyễn Trí Hiếu cũng chia sẻ, để tăng trưởng tín dụng không khó vì nhu cầu tín dụng từ các doanh nghiệp rất lớn. Cốt yếu là tín dụng được chảy vào đúng địa chỉ, không phát sinh ra nợ xấu. Tín dụng tăng trưởng phải bảo đảm cho doanh nghiệp hấp thụ được vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, hợp lý, tạo được nguồn hoàn trả. Đáng mừng là theo Báo cáo Tình hình kinh tế tháng 8 và tám tháng đầu năm 2017 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tín dụng tháng 8 tiếp tục tăng trưởng tích cực. Việc tăng trưởng tín dụng ngắn hạn cao cho thấy nguồn vốn NH đã đi trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh.

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), dư nợ tín dụng của các dự án (DA) BOT, BT chỉ chiếm gần 1,6% tổng dư nợ toàn hệ thống và nợ xấu chỉ chiếm 0,003% (2,6 tỷ đồng). Tính đến cuối năm 2016, có khoảng 20 NH đã cấp tín dụng cho các DA BOT, BT giao thông, với tổng hạn mức cấp tín dụng là 163.097 tỷ đồng. Tổng số dư cấp tín dụng của các DA BOT, BT là 84.235 tỷ đồng, chiếm 67,48% dư nợ cấp tín dụng đối với lĩnh vực giao thông.

Tuy nhiên, trên thực tế, gần 90% vốn của các DA BOT, BT hiện nay là vốn vay NH. Chỉ trong giai đoạn năm 2014 - 2015, hàng chục nghìn tỷ đồng tín dụng đã được các NH bơm vào các DA này. Giai đoạn này, tín dụng giao thông được NH coi như “cứu cánh” trong bối cảnh tín dụng toàn ngành suy giảm. Đến nay, nhiều “quả ngọt” BOT, BT bỗng nhiên biến thành “trái đắng”, khi hàng loạt bất cập phát lộ như: chậm tiến độ, đội vốn cả chục lần, thực tế thu phí chỉ bằng một phần ba phương án ban đầu, việc thu phí gặp phản ứng dữ dội của người dân…

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, tín dụng BOT đang có vấn đề. Do kỳ hạn vay phần lớn là trung và dài hạn, chưa đến kỳ trả nợ nên nợ xấu lĩnh vực này hiện ở mức thấp. Song đáng lo là nợ tiềm ẩn đang rất cao, lên tới con số hàng chục nghìn tỷ đồng. Số nợ này, tuy chưa được ghi nhận là nợ xấu, song đang là “tảng băng chìm” đe dọa sự an toàn của nhiều NH. Rủi ro nợ xấu có thể chưa xảy ra ngay, bởi nhiều khoản vay có kỳ hạn tới 15 - 20 năm. Song, rủi ro mất cân đối kỳ hạn với NH có thể đến sớm. Hiện tỷ lệ huy động vốn trung và dài hạn của các NH chỉ khoảng 15%. Song gần nửa số vốn ngắn hạn lại được NH mang đi cho vay dài hạn. Chưa kể, tổng mức tín dụng mà các NH cấp cho các DA BOT, BT rất lớn, thường lên tới hàng nghìn tỷ đồng mỗi DA. Chỉ cần một DA có vấn đề là nguồn vốn của cả NH đó sẽ bị ảnh hưởng.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu khẳng định, các DA cho vay BOT hiện nay rất nhiều rủi ro, song kỳ hạn vay lại dài. Chính hai yếu tố đó khiến rủi ro của các NH đang âm ỉ. Chưa kể, việc NH cho vay các DA giao thông quá nhiều đang khiến dòng vốn đổ vào sản xuất, kinh doanh bị co hẹp. Cũng không phải ngẫu nhiên mà mới đây, NHNN đã giãn thời hạn siết tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống chỉ còn 45% vào đầu năm tới (thay vì 40% như đã định). Quy định này thực chất để “cứu” NH khỏi mất thanh khoản về kỳ hạn. Trước đó, cuối năm 2014, NHNN ban hành Thông tư số 36/2014/TT-NHNN, nới tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn lên 60% (trước đó là 30%) đã khiến tín dụng giao thông bùng nổ.

Trong khi rủi ro của tín dụng giao thông đang dần bộc lộ, thì tín dụng BĐS vẫn giữ nguyên sức hấp dẫn đối với các NH. Hầu như tất cả các NH bằng cách này hay cách khác đều cho vay BĐS. Theo công bố của NHNN, tín dụng BĐS hiện nay chiếm khoảng 8% tổng dư nợ, tức khoảng 450.000 - 500.000 tỷ đồng. Thế nhưng, theo phân tích của các chuyên gia, tín dụng BĐS thực chất đang được giấu trong nhiều lĩnh vực khác. Đơn cử, tín dụng tiêu dùng hiện nay khoảng 650.000 tỷ đồng. Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, 50% trong số đó là tiêu dùng mua nhà, sửa nhà. Như vậy, có khoảng 300.000 tỷ đồng tín dụng tiêu dùng thực chất là tín dụng BĐS. Ngoài ra, tín dụng BĐS còn nằm một phần trong tín dụng xây dựng. Như vậy, nếu tính một cách chi tiết, tín dụng BĐS đang chiếm gần 20% tổng dư nợ của nền kinh tế.

Khá nhiều DA BĐS ở Việt Nam đã và đang rơi vào tình trạng đình đốn, nợ nần. Việc Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) vừa thu hồi “siêu” DA Saigon One Tower, DA đang nợ một số NH tới 7.000 tỷ đồng là thí dụ điển hình.

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, đáng lo ngại là trong cho vay BĐS, nhiều NH rót lượng lớn vốn cho các DA “sân sau” của cổ đông, các chủ đầu tư thiếu năng lực. Cần phải sàng lọc tín dụng BĐS, tránh cho vay các DA trên giấy, nhắm vào các DA có tính khả thi và thanh khoản cao, tránh “bong bóng” BĐS đi kèm “bom nợ” quay lại như thời kỳ trước đây.

Ông Nguyễn Trí Hiếu cũng chia sẻ, để tăng trưởng tín dụng không khó vì nhu cầu tín dụng từ các doanh nghiệp rất lớn. Cốt yếu là tín dụng được chảy vào đúng địa chỉ, không phát sinh ra nợ xấu. Tín dụng tăng trưởng phải bảo đảm cho doanh nghiệp hấp thụ được vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, hợp lý, tạo được nguồn hoàn trả. Đáng mừng là theo Báo cáo Tình hình kinh tế tháng 8 và tám tháng đầu năm 2017 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tín dụng tháng 8 tiếp tục tăng trưởng tích cực. Việc tăng trưởng tín dụng ngắn hạn cao cho thấy nguồn vốn NH đã đi trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh.

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-kinhte/item/34057102-“tang-bang-chim”-no-xau.html