Tăng cường thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt vùng nông thôn

Theo thống kê của ngành chức năng, tổng lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 154.000 tấn/năm, trong đó khu vực nông thôn ước tính khoảng 52.200 tấn/năm (chiếm 33,8% tổng lượng rác thải trên địa bàn tỉnh). Những năm gần đây, mặc dù các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để thu gom, xử lý rác thải, song tại khu vực nông thôn, việc thu gom, xử lý triệt để rác vẫn đang là thách thức với nhiều địa phương. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, công nghiệp ngày càng nhiều...

Đoàn viên, thanh niên huyện Yên Khánh thu gom rác thải tại vùng nông thôn. Ảnh: Đ.L

Báo cáo mới đây củaSở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Tổng lượng rác thải khu vực nông thôn khoảng145 tấn/ngày và mới có 70% lượng rác thải được thu gom, xử lý. Rác thải đượcthu gom, xử lý bằng các hình thức: Thu gom, vận chuyển về nhà máy xử lý rác tậptrung của tỉnh tại thung Quèn Khó, xã Đông Sơn (thành phố Tam Điệp) để xử lý- đâycũng là hình thức chủ yếu, do các Trung tâm vệ sinh môi trường các huyện vậnchuyển; đốt rác thải sinh hoạt bằng lò đốt- hình thức này do các tổ vệ sinh môitrường địa phương nơi có lò thực hiện việc thu gom, vận chuyển về lò đốt (hiệnnay trên địa bàn tỉnh có 5 lò đốt rác thải sinh hoạt ở các xã Hồi Ninh (huyệnKim Sơn) và thị trấn Yên Ninh, xã Khánh Thiện, Khánh Thủy, Khánh Hòa (Yên Khánh);xử lý rác bằng phương pháp ủ làm phân hữu cơ (một số xã thuộc địa bàn huyện HoaLư); xử lý bằng hình thức chôn tại bãi rác tập trung của xã (một số xã thuộchuyện Yên Khánh, Gia Viễn, Nho Quan).

Trong khi lượng rácthải sinh hoạt ở nông thôn chưa được thu gom triệt để thì ở một số nơi vẫn xảyra tình trạng người dân vứt rác thải ra bờ đê, kênh, dọc đường..., gây ô nhiễmmôi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất, làm ách tắc dòng chảy, mấtmỹ quan, ảnh hưởng đến đời sống dân cư khu vực xung quanh. Mặc dù rác thải đượcmột số địa phương thu gom về bãi rác của xã để xử lý bằng hình thức như chôn lấplộ thiên, đốt thủ công, song vẫn còn một số bãi rác chưa được chống thấm, chưacó hệ thống thu gom nước rỉ nên cũng gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống,sinh hoạt của khu vực phụ cận.

Nguyên nhân chínhlà do ý thức của người dân đối với công tác quản lý chất thải sinh hoạt, giữ gìnvệ sinh công cộng còn hạn chế. Trong khi đó, rác thải sinh hoạt chưa được phânloại tại nguồn. Mô hình thu gom chất thải sinh hoạt tại một số điểm ở khu vực nôngthôn hoạt động hiệu quả chưa cao, trang thiết bị phục vụ công tác thu gom chưa đảmbảo.

Khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng xử lý được toàn bộlượng chất thải sinh hoạt phát sinh, công nghệ xử lý rác thải hiện tại còn chưatiên tiến; hiệu quả xử lý chất thải chưa cao, chưa kiểm soát tối đa được cácnguồn thải thứ cấp phát sinh từ xử lý rác thải. Quy trình công nghệ xử lý tại lòđốt chất thải rắn còn sử dụng nhiều thao tác thủ công, mất nhiều công lao động;rác sau ủ đem phơi để đốt bốc mùi ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, đặc biệtlà trong các mùa mưa, ẩm ướt.

Một nguyên nhân nữa,đó là kinh phí hỗ trợ công tác thu gom, vận chuyển ít, đặc biệt kinh phí từ xãhội hóa đầu tư cho xử lý chất thải sinh hoạt còn hạn chế; mức thu phí vệ sinh môitrường còn thấp nên chưa khuyến khích được các doanh nghiệp tham gia đầu tư. Sốlượng cán bộ quản lý môi trường của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý, đặcbiệt là cấp huyện và cấp xã.

Để khắc phục nhữngbất cập trong công tác thu gom, xử lý rác thải vùng nông thôn, các địa phương cầntiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi thói quen xả ráctùy tiện của một bộ phận người dân; duy trì nhân rộng các tuyến đường xanh, sạch,đẹp do phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh khu dân cư tự quản. Đẩy mạnh hoạt độngquản lý, sử dụng hóa chất trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và y tế.

Quantâm đào tạo và kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường các cấp, đáp ứngnhững yêu cầu về quản lý, bảo vệ môi trường, bảo đảm thực hiện hiệu quả công tácquản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ tỉnh đến cơ sở. Bên cạnh đó, các cấp cóthẩm quyền tăng cường các hoạt động phối hợp thanh, kiểm tra, giám sát và kiênquyết xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý tàinguyên thiên nhiên. Có như vậy công tác vệ sinh môi trường khu vực nông thôn nóiriêng và toàn tỉnh nói chung mới được thực hiện hiệu quả, theo hướng xanh, sạch,đẹp, văn minh, vì mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Minh Ngọc

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/tang-cuong-thu-gom-xu-ly-rac-thai-sinh-hoat-vung-nong-thon-20190401082214767p0c2.htm