Tập trung triển khai các hiệp định thương mại tự do

Việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) là đúng đắn và bảo đảm nền tảng bền vững cho phát triển của Việt Nam.

Việt Nam từng bước khai thác hiệu quả hơn các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhờ năng lực cạnh tranh quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, đã có những bước cải thiện.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) nhận định tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu ngày 3/2.

Việc thực thi các FTA đã đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam

Trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều biến động chưa từng có trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã tập trung triển khai các biện pháp đồng bộ để nâng cao tính tự lực, tự cường của nền kinh tế, từ đó đóng góp cho việc thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển hơn nữa kinh tế và nâng cao vị thế của đất nước.

"Chúng ta tiếp tục kiên định thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mà kết quả rõ rệt nhất là việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhìn từ trong nước ra khu vực và thế giới, con đường hội nhập, tham gia vào các FTA là đúng đắn và bảo đảm nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Việt Nam trong tương lai"- Vụ trưởng Lương Hoàng Thái nói.

Vụ trưởng Lương Hoàng Thái phát biểu tại Hội nghị

Vụ trưởng Lương Hoàng Thái phát biểu tại Hội nghị

Đặc biệt, giai đoạn vừa qua chúng ta đã bắt đầu triển khai thực thi các FTA thế hệ mới, bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA). Các FTA thế hệ mới này và các FTA trong khuôn khổ ASEAN Cộng đã giúp đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam, hình thành những mạng lưới liên kết kinh tế mới, góp phần tăng trưởng giao thương giữa Việt Nam và các quốc gia, khu vực, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh đến thương mại và kinh tế của đất nước.

Việc thực thi các FTA đã đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước đối tác FTA của Việt Nam, cụ thể: trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên Hiệp định CPTPP tăng trên 30% so với năm 2021; kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu và Vương Quốc Anh tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2021...

Đối với Hiệp định RCEP, lợi ích từ Hiệp định này được đánh giá là sẽ đến trong dài hạn từ việc thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài cho hàng hóa Việt Nam (do RCEP là khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới xét về quy mô dân số cho đến nay, bao gồm các nguồn cung nguyên liệu đầu vào lớn nhất thế giới) và tạo điều kiện phát triển các chuỗi cung ứng khu vực mới tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại.

Xây dựng chiến lược mới về hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc tham gia có chọn lọc các FTA

Mặc dù những số liệu nêu trên đã cho thấy những kết quả tích cực mà các FTA mang lại, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề mà ta cần giải quyết. Trước hết, kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường các nước đối tác có FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới, có tăng nhưng tỷ lệ thị phần tại các thị trường này chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam.

Bên cạnh đó, cơ hội tận dụng ưu đãi từ Hiệp định chưa thực sự cân bằng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Còn nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chưa giải quyết được những vướng mắc về xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế của Hiệp định. Ngoài ra, việc xây dựng và định vị thương hiệu cho các mặt hàng “Made in Viet Nam” tại thị trường khó tính như thị trường các nước FTA cũng là bài toán cần quan tâm.

Do đó, sang năm 2023, Vụ Chính sách thương mại đa biên sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tiếp tục tập trung để giải quyết những hạn chế kể trên, để các FTA này tiếp tục là động lực cho tăng trưởng xuất khẩu tương xứng với tiềm năng của mình, tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt trong sự cân bằng với các doanh nghiệp FDI, góp phần định vị thương hiệu sản phẩm Việt trên thị trường quốc tế.

Về định hướng công tác triển khai các FTA trong năm 2023, theo Vụ Chính sách thương mại đa biên, cần xây dựng chiến lược mới về hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc tham gia có chọn lọc các Hiệp định Thương mại tự do (FTA); đồng thời, tập trung triển khai có hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia, bảo đảm sự phát triển bền vững.

Chú trọng thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế theo chiều sâu, gắn chặt với lợi ích quốc gia - dân tộc, đồng thời tích cực đẩy mạnh quan hệ kinh tế quốc tế với các đối tác lớn hoặc có tiềm năng về công nghệ, thị trường nhằm tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế, thương mại trong nước. Đặc biệt, cần thúc đẩy để sớm ký kết Hiệp định đã đi vào giai đoạn cuối như FTA với Israel hoặc khởi động đàm phán với các thị trường tiềm năng ở khu vực Trung Đông (như UAE) và Nam Mỹ (MECOSUR).

Tranh thủ quan hệ trong các FTA để phát triển các ngành công nghiệp có tính chất nền tảng, một số ngành mang tính đột phá, phù hợp với xu thế quốc tế như công nghệ xanh, công nghiệp điện tử với hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp sinh hóa và dược phẩm…, gắn kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Tiếp tục triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin theo Kế hoạch thực hiện các FTA thế hệ mới; tăng cường việc triển khai đồng bộ công tác hội nhập kinh tế quốc tế đến các địa

Quang Lộc

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/tap-trung-trien-khai-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-241127.html