Tàu chiến đấu gần bờ LCS mới nhất của Hoa Kỳ

Tàu chiến LCS của Hoa Kỳ được lắp đặt các hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống vũ khí, các bệ phóng thẳng đứng và vũ khí laser trong tương lai.

Công ty Lockheed Martin đã hạ thủy tàu chiến đấu gần bờ LCS mới nhất số 21 dành cho Hải quân Hoa Kỳ.

Lễ hạ thủy được tổ chức tại nhà máy đóng tàu Fincantieri Marinette. Sau khi hoàn thành, con tàu sẽ được gọi là USS Minneapolis-Saint Paul.

Tàu chiến gần bờ LCS của Hải quân Mỹ.

Các cơ sở đóng tàu của Lockheed Martin hiện đang hoạt động hết công suất và đã giao 8 tàu cho Hải quân Hoa Kỳ.

Năm nay, Lockheed Martin cùng với Fincantieri Marinette sẽ bắt đầu đóng 2 tàu chiến mới, chuẩn bị bàn giao 2 tàu chiến, cũng như thử nghiệm trên biển đối với 2 tàu chiến và đưa vào sử dụng LCS 13, LCS 15 và LCS 17.

Sự độc đáo của tàu ven biển là khả năng thực hiện các nhiệm vụ ở gần bờ trong vùng nước nông. Do đó, những con tàu này có vùng hoạt động lớn hơn các tàu thông thường của Hải quân.

Các tàu ven biển do Lockheed Martin chế tạo thuộc loại Freedom và được thiết kế để chống mìn, chống tàu ngầm và hỗ trợ các hoạt động trên bộ.

Trên tàu được lắp đặt các hệ thống hiện đại, đặc biệt là hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống vũ khí. Ngoài ra, trên tàu còn có khả năng lắp đặt các bệ phóng thẳng đứng và vũ khí laser trong tương lai.

Vỏ tàu làm bằng thép với cấu trúc bên trên bằng nhôm, chiều dài 115 m, chiều rộng 17,5 m, lượng giãn nước 3500 tấn.

Trên tàu còn có vị trí cho máy bay trực thăng, nhà chứa máy bay và cũng có thể lắp đặt thiết bị hạ và nâng các tàu thuyền khác nhau từ thân tàu và từ đuôi tàu.

Hai động cơ tua-bin khí Rolls-Royce MT30 có công suất 48.000 mã lực được lắp đặt trên tàu và 2 động cơ diesel Colt-Pielstick 16PA6B có công suất 9100 mã lực cho phép các tàu loại Freedom có tốc độ tối đa 47 hải lý/giờ. Phạm vi hoạt động của loại tàu này là 3500 hải lý, có thể hoạt động liên tục 21 ngày. Một hệ thống pháo BAE Systems Mk 110 cỡ nòng 57 mm hoặc bệ phóng tên lửa có thể được lắp đặt tại mũi tàu.

Bệ phóng Mk 49 với 21 tên lửa phòng không RIM-116 Rolling Airframe Missile có nhiệm vụ bảo vệ chống lại các phương tiện tấn công trên không. Ngoài ra, để thực hiện chiến dịch gần bờ trên tàu có thể lắp đặt các một mô-đun với 24 tên lửa Hellfire AGM-114L và 2 khẩu pháo tự động Mk44 Bushmaster II với cỡ nòng 30 mm.

Đối với các tàu thuộc loại Freedom các tàu không người lái đã được phát triển, trên tàu có thể triển khai trực thăng không người lái MQ-8B/C Fire hoặc MH-60R/S Seahawk.

Nên nhớ rằng, trực thăng không người lái MQ-8B/C Fire Scout có nhiệm vụ trinh sát, bao quát tình hình và hỗ trợ không kích mục tiêu trên trên đất liền và trên biển, còn trực thăng MH-60R Seahawk thực hiện nhiệm vụ chống tàu ngầm và tác chiến trên mặt đất. Vì vậy sự xuất hiện của các tàu không người lái sẽ nâng cao sức mạnh của Hải quân Mỹ.

Chí Huy

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/tau-chien-dau-gan-bo-lcs-moi-nhat-cua-hoa-ky-3382178/