Tàu chiến HMS Defender Anh đắt tiền nhưng vô hại với tàu chiến Nga

Hải quân Vương quốc Anh từng một thời hoàng kim khi thống trị biển cả thế giới, nhưng giờ chỉ còn là cái bóng. Những nỗ lực hiện đại hóa hạm đội của Anh vẫn bị đánh giá thấp và chỉ tạo ra những con tàu đắt tiền nhưng vô dụng.

 Tàu khu trục HMS Defender là 1 trong 6 chiếc thuộc lớp Type 45 hay còn gọi là lớp Daring, là lớp tàu khu trục hiện đại và mạnh nhất của hải quân Anh ở hiện tại và giá trị của con tàu này cũng rất lớn khoảng hơn 1 tỷ bảng Anh. Vậy chúng ta hãy cùng khám phá điều gì khiến con tàu này dám liều lĩnh đối đầu với tàu chiến Nga.

Tàu khu trục HMS Defender là 1 trong 6 chiếc thuộc lớp Type 45 hay còn gọi là lớp Daring, là lớp tàu khu trục hiện đại và mạnh nhất của hải quân Anh ở hiện tại và giá trị của con tàu này cũng rất lớn khoảng hơn 1 tỷ bảng Anh. Vậy chúng ta hãy cùng khám phá điều gì khiến con tàu này dám liều lĩnh đối đầu với tàu chiến Nga.

Về thiết kế tàu HMS Defender có lượng giãn nước là 8.000 tấn, khi đầy tải có thể lên tới 9.400 tấn, chiều dài tổng thể là 152,4m chiều rộng là 21,2m, con tàu được thiết kế khá gọn và góc cạnh để nhằm giản tiết diện phản xạ sóng radar.

Theo nhiều nguồn tin được tiết lộ từ giới chuyên gia quân sự và truyền thông Vương quốc Anh, con khu trục hạm HMS Defender có tiết diện phản xạ radar chỉ ngang một tàu đánh cá cơ nhỏ.

Về trang bị, HMS Defender được trang bị 2 radar mảng pha mạnh, quả cầu tròn ở trên đỉnh thượng tầng chính là trung tâm của hệ thống tác chiến của chiến hạm, đó là radar đa chức năng có tên là Sampson.

Radar này là loại mảng pha chủ động có 2 mảng nằm đối diện nhau, hệ thống này có khả năng quay 30 vòng/phút điều này giúp radar có thể quét liên tục bầu trời 360 độ và không để chừa lại vùng nào chưa quét trong thời gian rất ngắn chỉ 0,5 giây.

Và thiết kế của radar 2 mảng nhưng xoay được thay vì 4 mảng radar cố định như của Mỹ, khiến hệ thống nhỏ gọn hơn và có thể đặt cao hơn như vị trí thượng tầng của tàu giúp cho quan sát đường chân trời tốt hơn, điều này nâng cao khả năng cảnh báo về các mục tiêu bay thấp trên mặt biển.

Ở phía sau thượng tầng chính có thêm 1 radar giám sát đường không S1850M, đây là radar tìm kiếm diện rộng và độ cao lớn nên nó khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo.

Khi kết hợp với radar Sampson sẽ tạo thành hệ thống PAAMS có thể theo dõi đến 2.000 mục tiêu và phối hợp tấn công cùng 1 lúc, điều này giúp nâng cao khả năng phòng thủ trong một cuộc tấn công bão hòa bằng tên lửa chống hạm hoặc tạo ra chiếc ô phòng không rộng cho hạm đội.

Tuy nhiên số lượng tên lửa mang theo của HMS Defender khá ít, con tàu có 48 ống phóng thẳng đứng cho các tên lửa tầm ngắn Aster 15 (tầm bắn 30km) và Aster 30 xa hơn (tầm bắn 120km).

Ngoài ra ở phần giữa của con tàu, hai bên có 2 bệ phalanx kèm 2 khẩu pháo DS-30 cỡ nòng 30 mm được điều khiển từ xa bằng thủ công và có thêm một pháo hạm 113 mm.

Chỉ có 3 trên 6 chiếc trong lớp này được trang bị tên lửa chống hạm Harpoon, tuy nhiên số lượng tên lửa cũng không nhiều (chỉ có 8 quả) và chiếc HMS Defender thì không được trang bị.

Về phần chống ngầm của con tàu cũng rất hạn chế phụ thuộc hoàn toàn vào trực thăng săn ngầm mang theo. Khả năng tấn công mặt đất phụ thuộc hoàn toàn vào pháo hạm 113 mm với tầm bắn 27 km do không có tên lửa đối đất.

Khả năng tấn công trên biển cũng hạn chế do chỉ 3 trên 6 tàu cùng lớp có tên lửa chống hạm Harpoon, còn lại các chiếc khác thì phải dùng pháo hạm, vì vậy khả năng của HMS Defender không khác gì một chiếc tàu pháo.

Nếu hôm 23/6 vừa rồi HMS Defender đối đầu với tuần dương hạm Moskva của hạm đội Biển Đen thì cũng không có cửa thắng, nếu tuần dương hạm Moskva liều lĩnh không dùng tên lửa chống hạm mà đấu pháo thì cũng không thể thắng được, bởi pháo của Moskva là pháo nòng đôi 130 mm còn của HMS Defender chỉ là 113mm.

Tổng hợp lại mặc dù đắt tiền nhưng mà con tàu HMS Defender nói riêng và lớp Type 45 nói chung “kiểu nửa nạc nửa mỡ” dùng để phòng thủ thì hạn chế, tấn công cũng không ăn ai. Điều này chứng tỏ sự bế tắc trong hậu cần của quân đội Anh và nước này vẫn đang ảo tưởng dưới ánh hào quang 1 thời. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cận cảnh khu trục hạm Defender của Anh trên đường thực hiện hải trình hộ tống biên đội tàu sân bay nước này tới châu Á - Thái Bình Dương. Nguồn: CNN.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tau-chien-hms-defender-anh-dat-tien-nhung-vo-hai-voi-tau-chien-nga-1573474.html