Tàu ngầm đặc biệt của Nga rất mạnh, nhưng khi cần lại vô dụng

Truyền thông Mỹ cho rằng, lực lượng tàu ngầm của Nga rất mạnh, nhưng không thể trông chờ vào nó vào những thời điểm quan trọng.

Theo trang web của Hiệp hội Nghiên cứu Hải quân Mỹ, căng thẳng giữa Mỹ và Nga đang gia tăng, khi Nga tiếp tục đầu tư xây dựng một hạm đội tàu ngầm đặc biệt; do vậy sự cạnh tranh trong lĩnh vực tàu ngầm sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Theo trang web của Hiệp hội Nghiên cứu Hải quân Mỹ, căng thẳng giữa Mỹ và Nga đang gia tăng, khi Nga tiếp tục đầu tư xây dựng một hạm đội tàu ngầm đặc biệt; do vậy sự cạnh tranh trong lĩnh vực tàu ngầm sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Nga hiện là quốc gia duy nhất có tàu ngầm đặc nhiệm riêng biệt, dành cho hoạt động gián điệp, và Nga cũng đang mở rộng khả năng này.

Mặc dù các quốc gia khác như Mỹ cũng có thế mạnh về lĩnh vực tàu ngầm đặc nhiệm này, nhưng quân đội Mỹ lại sử dụng tàu ngầm hạt nhân đa năng, để thực hiện nhiệm vụ của tàu ngầm đặc nhiệm; thay vì có tàu ngầm hạt nhân chuyên dụng như Nga.

Hiện Hải quân Nga có hai tàu ngầm mẹ lớn, mỗi tàu có thể chở một hoặc hai tàu ngầm lặn sâu. Các tàu ngầm này có thể được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ bí mật dưới đáy biển, bao gồm cả việc trục vớt các tàu bị chìm.

Trong số hai tàu ngầm mẹ trên, tàu ngầm Podmoskovye (BS-64), được cải tiến từ tàu ngầm hạt nhân lớp Delta IV. Đây là một trong những tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới, lớn hơn cả tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Hải quân Mỹ.

Chiếc tàu ngầm hạt nhân mẹ thứ hai của Hải quân Nga là Belgorod cũng sắp đi vào hoạt động, nó được sửa đổi từ tàu ngầm hạt nhân lớp Oscar II và đã được thử nghiệm trên biển vào tháng 6 vừa qua.

Việc trang bị các tàu ngầm hạt nhân chuyên dụng cho thấy, Nga rất coi trọng những khả năng gián điệp biển sâu, khi những tàu ngầm hạt nhân đặc biệt khổng lồ này, có thể mang theo nhiều tàu ngầm con lặn sâu.

Các nhiệm vụ được thực hiện bởi các tàu ngầm hạt nhân nghiên cứu biển sâu đặc biệt này, bao gồm nghiên cứu biển sâu, thông tin liên lạc dưới biển, khai thác dầu khí, cứu hộ tàu ngầm và trục vớt tàu đắm. Nếu khi chiến tranh xảy ra, nó còn nhiệm vụ cắt các đường cáp liên lạc dưới đáy biển.

Mặc dù được đầu tư đặc biệt, nhưng lực lượng tàu ngầm hạt nhân đặc biệt của Nga cũng giống như các tàu khác của Hải quân Nga, chưa tỏ ra tương xứng với kỳ vọng, khi không thể hỗ trợ trong những thời điểm khủng hoảng tàu ngầm quan trọng.

Năm 2000, khi tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga gặp nạn trên biển Baren, tàu ngầm đặc biệt của Nga không thể thực hiện các hoạt động cứu hộ. Tình huống này lại xảy ra vào năm 2005, khi một tàu ngầm của Nga cần cứu hộ khi nó đang hoạt động dưới biển. Sau đó, người Nga phải cầu cứu Anh.

Nhiều hệ thống nghiên cứu biển sâu và công nghệ quan trọng ở Nga đến từ phương Tây. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, với sự cải thiện quan hệ của Nga với phương Tây, họ đã có được những công nghệ quan trọng dưới đáy biển này, thường có công dụng kép.

Quân đội Nga cũng được trang bị các tàu ngầm lặn sâu do phương Tây sản xuất, được sử dụng để thăm dò đáy biển và tìm kiếm tàu ngầm bị chìm.

Mặc dù sức mạnh của hải quân Nga đã được cải thiện sau khi Liên Xô tan rã (năm 1991), nhất là từ năm 2000 đến nay; nhưng vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn về khả năng của các nhiệm vụ đặc biệt dưới lòng biển.

Ví dụ vào năm 2019, tàu ngầm nước sâu chạy bằng năng lượng hạt nhân Loshalik của Hải quân Nga, bị tai nạn hỏa hoạn chết người và phải sửa chữa. Theo những hình ảnh vệ tinh mới nhất, Loshalik đã rời khỏi xưởng đóng tàu Severodvinsk một thời gian, và nó có thể đã được chuyển đến bến tàu mới để sửa chữa.

Ngoài các tàu ngầm hạt nhân đặc biệt, Nga còn được trang bị một loại tàu nổi đặc biệt khác, trong đó có tàu Yanthar. Những con tàu này thường được gọi là tàu do thám, trong khi Nga gọi chúng là tàu nghiên cứu.

Các tàu do thám này được trang bị các tàu ngầm lặn sâu; tàu Yantal thường hoạt động gần bờ biển các nước phương Tây, đồng thời cũng thường xuyên xuất hiện ở Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và Vịnh Ba Tư. Năm 2016, hai máy bay trên tàu sân bay Kuznetsov đã bị rơi ở Địa Trung Hải, và tàu Yantal đã tham gia trục vớt xác máy bay. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tau-ngam-dac-biet-cua-nga-rat-manh-nhung-khi-can-lai-vo-dung-1633314.html