Tàu ngầm hạt nhân 'khủng' nhất thế giới vẫn là biểu tượng sức mạnh Nga

Đội quân thiếu niên Nga của Tổng thống Putin vừa có lễ tuyên thệ trung thành trên chiếc tàu ngầm hạt nhân Dmitry Donskoy, đây là loại tàu ngầm lớn nhất thế giới với trọng tải tương đương tàu sân bay.

 Các học viên thiếu niên thuộc các trường quân sự đã phát triển đến con số 271.000 chỉ trong hai năm rưỡi, số liệu mới đây được công bố tại Nga cho thấy. Độ tuổi trung bình của các em từ 11-18 tuổi.

Các học viên thiếu niên thuộc các trường quân sự đã phát triển đến con số 271.000 chỉ trong hai năm rưỡi, số liệu mới đây được công bố tại Nga cho thấy. Độ tuổi trung bình của các em từ 11-18 tuổi.

Mới đây một nhóm các học viên cả nam và nữ từ các quân cảng Bắc Severodvinsk và Arkhangelsk đã thề trung thành với phong trào “quân sự và yêu nước” trên tàu Dmitry Donskoy neo đậu trên Biển Trắng.

Dmitry Donskoy là siêu tàu ngầm thuộc lớp Akula của Nga. Đây cũng là lớp tàu ngầm lớn nhất mà con người từng chế tạo.

Với lượng giãn nước tối đa lên tới 48.000 tấn, con tàu này tương đương với tàu sân bay hạng trung.

Kho vũ khí nguyên tử tàu ngầm lớp Akula của Nga có thể thổi bay cả một quốc gia.

Lượng giãn nước cực lớn và số vũ khí đủ để tấn công đồng thời 200 mục tiêu lớn trên mặt đất với tổng diện tích 7.000 km², từ khoảng cách 10.000 km, tàu ngầm lớp Akula của Nga được coi là một trong số những vũ khí đáng sợ nhất hành tinh.

Tàu ngầm Đề án 941 Akula (tiếng Nga: Проекта 941 Акула) là loại tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo được triển khai bởi Liên Xô trong những năm 1980.

Với trọng tải tối đa 26.000 tấn khi nổi và 48.000 tấn khi lặn, cho đến nay, Đề án 941 là loại tàu ngầm lớn nhất từng được con người đóng.

Tàu này có khả năng lặn hàng tháng mà không cần ngoi lên mặt nước để lấy dưỡng khí. Đây là một trong những lý do để NATO gọi loại tàu ngầm này là lớp Typhoon "cuồng phong".

Tàu ngầm có chiều dài 172,8 m; chiều rộng 23,3 m. Thiết kế cho phép nó di chuyển dưới băng và phá băng.

Tàu đạt tốc độ 12 hải lý/h khi nổi và 25 hải lý/h khi lặn, hoạt động liên tục 180 ngày đêm dưới biển. Thủy thủ đoàn gồm 160 người.

Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân OK-650VV công suất 190 MW, 2 turbine công suất 45.000 - 50.000 mã lực, cùng 2 động cơ diesel ASDG 800 kW.

Tàu còn được lắp đặt thiết bị phát hiện tàu ngầm có tác dụng tìm kiếm và tấn công chủ động/bị động, bố trí phía dưới khoang chứa ngư lôi.

Khác với các loại tàu ngầm khác, tàu ngầm lớp Akula được trang bị tới hai hệ thống chân vịt để giúp tàu cơ động dưới lòng biển.

Tàu được gắn radar phát hiện mục tiêu nổi băng I/J. Các thiết bị đối phó gồm ESM (thiết bị hỗ trợ điện tử), hệ thống cảnh báo radar và hệ thống định vị.Akula còn có cả hệ thống thông tin liên lạc radio và vệ tinh.

Cấu trúc vũ khí của tàu ngầm lớp Akula.

Tàu có 2 phao anten nổi để thu tín hiệu radio, dữ liệu chỉ thị mục tiêu và tín hiệu dẫn đường vệ tinh khi hoạt động sâu hoặc dưới các lớp băng.

Typhoon mang được 20 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) R-39 (NATO gọi là SS-N-20 Rif) tầm bắn 8.300 km, có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 500 kT.

Ngoài ra tên lửa R-39 còn có thể gắn đầu đạn hạt nhân tấn công đa mục tiêu (MIRV) với 4 - 5 đầu đạn còn 200 kT.

Hình ảnh tên lửa đạn đạo hạt nhân R-39 trang bị trên tàu ngầm hạt nhân lớp Akula.

Tàu ngầm lớp Akula còn có cả ngư lôi để tiêu diệt tàu ngầm khác, gồm có 6 ống phóng và 20 phương tiện phóng có thể bắn đi 2 loại ngư lôi chính là RPK-2 (SS-N-15 Viyuga), hoặc ngư lôi Type 53. Chúng chủ yếu dùng để tấn công tàu khu trục, tàu hộ vệ tên lửa, tàu ngầm cỡ nhỏ và khinh hạm.

2 ống phóng có khả năng bắn loại RPK-7 (SS-N-16 Vodopa) dùng để tấn công các tàu ngầm cỡ lớn và tàu sân bay.

Tuy được coi là niềm tự hào của hải quân Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, nhưng do chi phí vận hành quá lớn nên Nga dần rút ra khỏi biên chế lớp tàu ngầm hạt nhân này.

Hiện tại chỉ còn duy nhất một chiếc Akula đang hoạt động trong Hải quân Nga dưới vai trò nền tảng thử nghiệm cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-tau-ngam-hat-nhan-khung-nhat-the-gioi-van-la-bieu-tuong-suc-manh-nga/790321.antd