Tàu ngầm Mỹ tàng hình giỏi nhưng kẹt trong băng Bắc Cực

Tàu ngầm của Mỹ không thể sẵn sàng chiến đấu ở khu vực Bắc Cực, trong khi đó các tàu ngầm của Nga luôn sẵn sàng chiến đấu ở khu vực này.

Cách đây không lâu những hình ảnh về tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng USS Toledo (SSN-769) xuyên thủng mặt băng nổi lên ở Bắc Cực đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.

Được biết, tàu USS Toledo đã đến Bắc Cực để tham gia cuộc tập trận “ICEX Exercise” nhằm đánh giá khả năng của lực lượng hải quân Hoa Kỳ sẵn sàng cho các hoạt động ở Bắc Cực.

Tàu ngầm của hải quân Mỹ không thể nổi lên hoàn toàn ở Bắc Cực.

Tuy nhiên, các chuyên gia Trung Quốc cho biết rằng, các thủy thủ đã phải dùng cưa máy tự phá băng để con tàu có thể xuyên thủng mặt băng và nổi lên ở Bắc Cực. Rõ ràng, các tàu ngầm của Mỹ không thể hoạt động trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như ở Bắc Cực.

Điều này cũng cho thấy các tàu ngầm của Mỹ sẽ phải đối mặt với những thách thức rất lớn nếu hoạt động ở khu vực này.

“Hải quân Hoa Kỳ tới khu vực này để tham gia vào cuộc tập trận nhằm kiểm tra sự sẵn sàng chiến đầu. Tuy nhiên tình huống không mong đợi đã xảy ra, tàu ngầm USS Toledo không thể tự mình xuyên thủng lớp băng dày và bị mắc kẹt”, các chuyên gia của Trung Quốc cho biết.

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, tàu ngầm Mỹ có thể xuyên thủng lớp băng dày 70-80 cm, nhưng thực tế một lớp băng dày 40 cm lại trở thành chướng ngại vật mà tàu ngầm Mỹ không thể vượt qua. Các thủy thủ đã phải tự mình phá băng với sự trợ giúp của máy cưa và xẻng để giải thoát cho con tàu.

Các chuyên gia Sohu lưu ý rằng, nếu tình huống này xảy ra trong điều kiện chiến đấu thực tế, thì tàu ngầm này sẽ bị phát hiện và dễ bị tiêu diệt. Rõ ràng, tronh lĩnh vực tàu ngầm người Mỹ hoàn toàn thất thế trước người Nga.

“Một trong những đặc điểm chính của tàu ngầm này là khả năng tàng hình. Tuy nhiên con tàu mắc kẹt trong băng biến thành một mục tiêu tuyệt vời. Tiếng ồn được tạo ra bởi máy cưa là một món quà tuyệt vời cho các kẻ thù tiềm năng”, chuyên gia của Sohu nói thêm.

Trong khi đó, tàu ngầm Nga có khả năng hoạt động ở khu vực Bắc Cực. Chúng có thể xuyên thủng một lớp băng dày mà không cần sự giúp đỡ của con người. Điều này chỉ ra rằng, hạm đội tàu ngầm Nga đã thích nghi với các hoạt động ở Bắc Cực hơn các hạm đội tàu ngầm của Mỹ và đối tác phương Tây.

“Bắc Cực được gọi là sân sau của Nga. Không một quốc gia nào trên thế giới có thể vượt qua công nghệ phá băng của Nga.

Các tàu ngầm Nga có thể phá vỡ lớp băng dày từ 1 đến 1,2 mét”, các chuyên gia của Trung Quốc nói.

Các chuyên gia của tờ báo này cho rằng, Nga đã sử dụng một mánh khóe để đạt được hiệu suất phá băng ấn tượng cho các tàu ngầm của mình. Vỏ tàu của Nga được làm rất chắc chắn, cho phép chúng phá vỡ lớp băng dày một cách dễ dàng.

Trước đó, trong cuộc tập trận ICEX năm 2018 do Mỹ tổ chức với sự tham gia của Anh, cặp tàu ngầm tấn công của Mỹ USS Hartford (SSN 768) và USS Connecticut (SSN 22) dù có thể đâm thủng lớp băng khá dày tại Bắc Cực nhưng chỉ được phần tháp chỉ huy, còn toàn bộ thâm tàu vẫn bị vùi dưới lớp băng dày cả mét.

Việc chỉ có tháp chỉ huy nhô lên khỏi mặt băng khiến các tàu ngầm không thể khai hỏa tại Bắc Cực.

Nguyễn Đông

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/tau-ngam-my-tang-hinh-gioi-nhung-ket-trong-bang-bac-cuc-3398386/