Tàu ngầm Nga bốc cháy làm lộ căn cứ quân sự bí mật dưới đáy biển?

Tung tích về một căn cứ ngầm dưới đáy biển thuộc hàng tuyệt mật của Nga được cho là đã bị lộ diện sau vụ cháy tàu ngầm khiến 14 thủy thủ thiệt mạng.

Tung tích về một căn cứ ngầm dưới đáy biển thuộc hàng tuyệt mật của Nga được cho là đã bị lộ diện sau vụ cháy tàu ngầm khiến 14 thủy thủ thiệt mạng.

Một tàu lặn biển của Nga. Ảnh minh họa

Một tàu lặn biển của Nga. Ảnh minh họa

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, một tàu ngầm thăm dò đáy đại dương của nước này đã bốc cháy hôm 1/7, khiến 14 thủy thủ thiệt mạng. Trong số các nạn nhân có tới 7 thuyền trưởng và 2 người từng được trao danh hiệu “Anh hùng nước Nga”.

Đây là chiếc tàu lặn sâu phục vụ nghiên cứu khoa học thuộc biên chế của Bộ Quốc phòng Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi tai nạn này là một tổn thất không thể bù đắp.

Vụ việc xảy ra ở vùng lãnh hải Nga khi phương tiện lặn sâu này đang nghiên cứu không gian dưới đáy và đáy đại dương theo lệnh của Hải quân Nga. Chiếc tàu đang tiến hành đo độ sâu thì gặp nạn.

Điều đáng nói ở đây đó là sau sự cố xảy ra với chiếc tàu ngầm thăm dò đáy biển của Nga, tung tích về một căn cứ ngầm dưới đáy biển thuộc hàng tuyệt mật của nước này bị cho là đã lộ diện trước tình báo phương Tây.

Nếu không có vụ cháy tàu ngầm nghiên cứu khoa học này thì có lẽ phương Tây không thể xác định được căn cứ ngầm của Hải quân Nga nằm ở vị trí cụ thể nào, nhưng hiện nay thì họ đã khoanh vùng được ở phạm vi hẹp.

Cơ sở ngầm dưới nước này được sử dụng để đo độ sâu đáy biển, phục vụ nghiên cứu, lập bản đồ địa hình cho tàu ngầm của Hải quân Nga. Ngoài ra không loại trừ khả năng nó còn được sử dụng để âm thầm triển khai vũ khí bí mật như ngư lôi hạt nhân Poseidon.

Căn cứ ngầm dưới nước của Hải quân Nga đứng trước nguy cơ bị lộ diện trước tình báo đối phương. Ảnh: Covert shores

Trang tin tiếng Nga RBC thì tiết lộ sự cố đã xảy ra với tàu ngầm hạt nhân as Losharik (AS-12). Con tàu được chế tạo từ năm 1988 nhưng đến năm 2003 mới được đưa vào sử dụng, với khả năng lặn sâu tới 2.500m ở Bắc Cực.

Losharik sử dụng một lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ, lượng giãn nước 2.000 tấn, dài khoảng 60-70m. Tàu cũng có thể đóng vai trò thực hiện các nhiệm vụ tối mật, với 25 thành viên thủy thủ đoàn.

Năm 2012, Losharik tham gia cuộc tập trận hải quân lớn của Nga ở Bắc Cực, thu thập thông tin dưới đáy biển, theo USNI.

Vụ tai nạn là thảm kịch tàu ngầm tồi tệ nhất của Nga kể từ năm 2008, khi đó 20 thủy thủ Nga tử vong trên tàu ngầm hạt nhân Nerpa. Năm 2000, hải quân Nga mất 118 thành viên thủy thủ đoàn trong thảm kịch tàu ngầm hạt nhân Kursk.

Mộc Miên (T/h)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/tin-the-gioi/tau-ngam-nga-boc-chay-lam-lo-can-cu-quan-su-bi-mat-duoi-day-bien-a282545.html