Tàu sân bay Theodore Roosevelt sang thăm Việt Nam mang theo những máy bay nào?

Một điều đáng tiếc là siêu tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ không mang theo các siêu cơ F-35 trong chuyến thăm chính thức lần này.

Sáng 5/3, hàng không mẫu hạm Mỹ chiếc USS Theodore Roosevelt đã thăm chính thức Việt Nam. Có khả năng mang theo tối đa tới 90 máy bay và trực thăng, tuy nhiên trong chuyến thăm Việt Nam lần này tàu sân bay Mỹ không mang theo các chiến đấu cơ F-35 hiện đại nhất của nước này.

Trong liên đoàn không quân hải quân Mỹ trên hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt, chủ lực là phi đoàn tiêm kích F/A-18 với tổng cộng 4 phi đoàn. Nguồn ảnh: USnavy.

Đây cũng là loại tiêm kích chủ lực - thứ vũ khí mạnh nhất mà các tàu sân bay của Mỹ có thể mang theo bên mình khi tác chiến. Nguồn ảnh: USnavy.

Với số lượng 4 phi đoàn, các máy bay F/A-18 phiên bản F/A-18 E/F của Không quân Hải quân Mỹ có khả năng tác chiến tương đương với lực lượng không quân của nhiều quốc gia nhỏ trên thế giới. Nguồn ảnh: USnavy.

Tiếp đến là một phi đoàn tiêm kích tác chiến điện tử với các loại máy bay EA-18G Growler. Đây là loại máy bay tác chiến điện tử được Mỹ cải biên từ phiên bản F/A-18 nên có ngoại hình khá giống nhau dù chức năng, nhiệm vụ khác biệt hoàn toàn. Nguồn ảnh: USnavy.

Trên lý thuyết, các máy bay tác chiến điện tử sẽ làm nhiệm vụ áp chế hệ thống phòng không, radar của đối phương hoặc thu nhận tin tình báo nghe lén của đối phương sau đó chuyển tiếp về trung tâm để phân tích. Nguồn ảnh: USnavy.

Để vận chuyển người và hàng hóa qua lại giữa các tàu sân bay, tàu khu trục hay tàu vận tải, loại trực thăng được sử dụng trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt là MH-60 S/R. Nguồn ảnh: USnavy.

Tổng cộng trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt được trang bị hai phi đoàn trực thăng loại này. MH-60 S/R cũng là loại trực thăng được sử dụng vào nhiệm vụ vận chuyển VIP lên - xuống tàu sân bay. Nguồn ảnh: USnavy.

Ngoài một phi đoàn tiêm kích tác chiến điện tử EA-18G, không quân Hải quân Mỹ còn mang theo một phi đoàn máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Nguồn ảnh: USnavy.

Đúng như cái tên gọi của mình, phi đoàn E-2C sẽ có nhiệm vụ bay cảnh giới từ xa cho tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và cả nhóm tàu sân bay trước các mục tiêu mặt nước, dưới mặt nước hay từ trên không. Nguồn ảnh: USnavy.

Cuối cùng là phi đội máy bay vận tải C-2A Greyhound - loại "ngựa thồ" được sử dụng nhiều nhất trên các tàu sân bay Mỹ. Nguồn ảnh: USnavy.

Các máy bay vận tải C-2A Greyhound sẽ thực hiện các nhiệm vụ vận tải thư từ, hàng hóa từ đất liền lên máy bay theo đường hàng không. Với ưu thế tốc độ của mình, các máy bay C-2A Greyhound chủ yếu làm nhiệm vụ vận tải thư từ, hành khách hoặc sơ tán thủy thủ trên tàu trong trường hợp bệnh tật khẩn cấp. Nguồn ảnh: USnavy.

Cận cảnh tàu sân bay Nimitz của Hải quân Mỹ "bẻ cua" trên biển.

Khắc Đôn

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tau-san-bay-theodore-roosevelt-sang-tham-viet-nam-mang-theo-nhung-may-bay-nao-1349984.html