Tây Nguyên phải xứng đáng là niềm tự hào của người Việt Nam

Đó là kỳ vọng của người đứng đầu chính phủ tại Festival văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên 2018, diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn kết (TP. Pleiku, Gia Lai).

Là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm tôn vinh, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – di sản văn hóa truyền khẩu phi vật thể của nhân loại. Qua đó, Festival văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên 2018, kỳ vọng, thông qua các hoạt động Lễ hội đường phố, phục dựng nghi lễ, trình diễn nghệ thuật dân gian và hội thảo khoa học, mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức, cùng nhìn lại một phần thực tế phong phú, đa dạng của các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các tỉnh Tây Nguyên. tôn vinh các giá trị độc đáo và sức sống mạnh mẽ, trường tồn của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Thủ tướng mong muốn bảo tồn các giá trị độc đáo và sức sống mạnh mẽ, trường tồn của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Thủ tướng mong muốn bảo tồn các giá trị độc đáo và sức sống mạnh mẽ, trường tồn của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Lễ hội nhận được nhiều sự quan tâm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Nguyễn Hòa Bình – Chánh án TAND TC, cùng đại diện các Bộ, Ngành và lãnh đạo các Cơ quan ban ngành trung ương và địa phương.

Mở màn khai mạc là đại cảnh múa hát được dàn dựng theo lối sử thi với phần hòa tấu cồng chiêng và ca khúc “Bác hồ sống mãi với Tây Nguyên”. Trong không gian mô phỏng của các ca sĩ và dàn hợp xướng, những bản hùng ca về tình yêu quê hương, đất nước và con người Tây Nguyên đã được tái hiện một cách đặc sắc, rộn ràng, sôi động.

Phát biểu tại buổi Lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những Di sản văn hóa phi vật thể truyền khẩu được UNESSCO công nhận. Việc tổ chức Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là dịp để góp phần gìn giữ, tôn vinh, quảng bá về loại hình văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc anh em ở Tây Nguyên.

Lễ hội nhận được nhiều sự quan tâm của lãnh đạo trung ương và dịa phương

Cũng trong buổi lễ khai mạc, Thủ tướng mong muốn, tất cả đồng bào các dân tộc trong khối đại đoàn kết, chính quyền địa phương sẽ cùng nhau đưa Tây Nguyên trở thành cao nguyên trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, giàu có về vốn văn hóa, là chìa khóa cho việc vươn lên làm giàu. Đồng thời, đưa Tây Nguyên trở thành biểu tượng đặc biệt cho Du lịch Việt Nam mang đậm sắc thái huyền thoại và di sản của châu Á thế kỷ 21. Để thực sự hóa chiến lược này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Tây Nguyên cần có chiến lược bền vững trong việc hồi sinh trở lại vẻ đẹp đại ngàn của một vùng đất đậm chất sử thi. Phải luôn khuyến khích gìn giữ không gian sống, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, là truyền thống, niềm tự hào thiêng liêng của các cộng đồng Ê Đê, Barnarh, J’rai, Mơ Nông,… trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Rực rỡ sắc mầu tại Festival văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên 2018

Để thực hiện được tầm nhìn này, các tỉnh Tây Nguyên cần tương tác chặt chẽ với nhau về chiến lược, quy hoạch và ý chí, tích cực hợp tác kết nối trong chia sẻ nguồn lực và cơ hội để cùng phát triển với mục tiêu tăng trưởng mau cùng, với mục tiêu mọi người dân đều được hưởng lợi tương xứng với thành quả phát triển của Tây Nguyên, không để ai phải bỏ lại phía sau. Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên cần nỗ lực hơn trong đầu tư kết cấu hạ tầng, xây dựng môi trường kinh doanh thân thiện, nâng cao chất lượng quản trị nhà nước, chất lượng lao động và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ…. Phải làm sao để hai chữ “Tây Nguyên” luôn là niềm tự hào của người Tây Nguyên, của người Việt Nam.

Phạm Trọng Nghị

Nguồn GTVT: http://www.tapchigiaothong.vn/tay-nguyen-phai-xung-dang-la-niem-tu-hao-cua-nguoi-viet-nam-d69086.html